Camellia | Forum Posts
top of page

Forum Posts

Camellia
Oct 11, 2022
In Cộng đồng chia sẻ tài liệu
Bạn có biết hàng ngày người nói tiếng Anh bản xứ thường xuyên sử dụng những câu nói thông dụng nào nhất không? Sau đây là tổng hợp những câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản nhất giúp chúng ta dễ dàng học tiếng Anh hơn. Bạn hãy lưu lại và đọc thật to nhé! 1. How are you? - Bạn khỏe không? 2. How's work going? - Công việc sao rồi? 3. Hurry! - Nhanh lên! 4. I don't know how to use it - Tôi không biết cách dùng nó. 5. I don't like him -Tôi không thích anh ta. 6. I don't like it -Tôi không thích nó. 7. I don't speak very well - Tôi không nói giỏi lắm. 8. I don't understand - Tôi không hiểu. 9. I don't want it - Tôi không muốn nó. 10. I don't want that - Tôi không muốn cái đó. 11. I don't want to bother you - Tôi không muốn làm phiền bạn. 12. I have a headache. - Tôi bị nhức đầu. 13. I'll take it - Tôi sẽ mua nó. 14. I'll take you to the bus stop - Tôi sẽ đưa bạn tới trạm xe buýt. 15. I'm coming to pick you up - Tôi đang tới đón bạn. 16. I'm not ready yet - Tôi chưa sẵn sàng. 17. I'm not sure - Tôi không chắc. 18. I'm very busy. I don't have time now - Tôi rất bận. Bây giờ tôi không có thời gian. 19. Not recently - Không phải lúc gần đây. 20. Not yet - Vẫn chưa. 21. Sorry to bother you - Xin lỗi làm phiền bạn. 22. That's not right - Như vậy không đúng. 23. That's right - Đúng rồi. 24. That's too bad - Như vậy quá tệ 25. That's too much - Như vậy nhiều quá. 26. They'll be right back - Họ sẽ trở lại ngay. 27. They're the same - Chúng giống nhau. 28. This is very important - Điều này rất quan trọng. 29. Try it - Hãy thử nó đi. 30. See you soon! - Hẹn gặp lại bạn! 31. I'm off - Tôi đi đây! 32. Catch you later! - Gặp lại bạn sau! 33. Farewell - Từ biệt / Tạm biệt 34. Alright then - Tạm biệt! 35. So long / Good bye ! - Tạm biệt! 36. Have a good one - Chúc một ngày tốt lành. 37. Don't worry about it - Đừng lo lắng về điều đó! 38. Don't mention it - Không cần bận tâm về điều đó! 39. It's the least I could do - Đó là điều tôi có thể làm cho bạn. 40. How stupid of me - Sao mình ngốc thế nhở! 41. Please excuse my (ignorance) - Xin hãy bỏ qua sự thiếu sót của tôi. 42. It’s nonsense! - Vô lý! 43.That's a great idea - Đó là ý tưởng tuyệt vời. 44. Good for you! - Mừng cho bạn! 45. You’ve got it made! - Bạn làm được rồi! 46. Keep going, we are so close! - Cố gắng lên, chúng ta sắp làm được rồi! 47. Couldn’t have done it better myself - Không thể nào tốt hơn được nữa. 48. It's a walk in the park - Dễ ợt ấy mà. 49. I'm afraid so. / I'm afraid not - Tôi e là vậy. 50. What I'd really like / love is a… - Điều tôi thật sự thích là một... Nguồn: Sưu tầm
50 câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản nhất content media
0
0
7
Camellia
Sep 16, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
Tiềm năng của não bộ là vô hạn. Theo trang Gizmod, một bộ não trung bình có dung lượng tương đương với 100.000 Gigabyte, tức là nhiều hơn 1 triệu chiếc Iphone Xs. Tại sao một thứ có dung lượng lớn tới như vậy nhưng lại để trôi danh sách từ vựng chỉ có 10 từ? Bởi vì danh sách từ vựng lẻ đó không phải là nguyên liệu để não bộ của bạn nhớ. Hãy “hack” não của bạn để cách học tiếng Anh trở nên hiệu quả nhất nào. 1. Học đúng trình độ Nếu bất kể từ mới nào bạn gặp cũng liệt kê vào danh sách các từ cần học thì chắc chắn bạn sẽ không thể nhớ vì tất cả các từ đó không phải bạn gặp thường xuyên. Khi mới bắt đầu, bạn nên học các từ vựng trong nhóm A1-A2 để có cảm nhận tốt nhất về những từ nên học, một trong những cách chính để học thuộc tiếng Anh dễ dàng. Đừng ép bản thân học thuộc từ mà biến từ vựng đó thành một cách quen thuộc và hiển nhiên, nhìn thấy nó mỗi ngày mà không cần cố gắng. Bạn có thể thu thập các từ vựng theo những chủ đề bạn thích như phim, nhạc, sách vở, báo chí,… hoặc thu thập từ vựng từ chính các tín hiệu trong cuộc sống, nhu cầu sử dụng hằng ngày. 2. Đặt mục tiêu khi học Việc không ép bản thân học từ không có nghĩa là bạn không đặt mục tiêu khi học. Mục tiêu bạn học phải đủ lớn và đủ cảm hứng mới kích thích bạn học. Nếu bạn học 5 từ vựng 1 ngày, sau 1 tháng bạn có 150 từ. Nhưng nếu bạn đặt mục tiêu là 30 từ, thì sau sau 1 tháng con số là 900 từ. Ban đầu, bạn có thể đặt mục tiêu số từ cần học nhỏ, nếu đã quen với các phương pháp ghi nhớ, bạn hoàn toàn có thể tăng số lượng lên. Mình đã thấy rất nhiều bạn đặt mục tiêu học 50 từ một ngày, sau 1 tháng các bạn hoàn toàn đã có số lượng 1500 từ. Để đạt được cách học thuộc nhanh tiếng Anh đó cần có lộ trình và phương pháp cụ thể. 3. Học từ vựng gắn liền với cảm xúc Ngày xưa bạn học quả chanh như thế nào? Đó là lúc bạn được cầm 1 quả màu xanh xanh, vị chua ngay đầu lưỡi khi tiếp xúc và phản ứng tự nhiên của cơ thể là bạn nhăn mặt lại và nói đó là quả chanh. Lần sau bạn gặp lại quả đó, bạn biết ngay quả đó là quả chanh, hoặc chỉ cần nhắc tới thôi, bạn sẽ tự động nhớ lại mình đã được nếm chua như thế nào và tự động tiết nước bọt. Bạn dễ dàng nhớ từ vì có cả sợi dây thông tin về màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị,… đi kèm. Não bộ luôn nhớ tốt hơn rất nhiều với các thông tin có tính liên kết. Bạn nhớ từ helmet là mũ bảo hiểm như thế nào? Nhưng hãy tưởng tượng bạn đang chở con heo mệt đi khám nhưng không đội mũ bảo hiểm và bị công an kiểm tra dọc đường thì dễ nhớ hơn đúng không? 4. Dùng từ ngay lập tức Không cần sử dụng bất kỳ một kỹ năng cao siêu nào cả, đây là cách học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc hoàn toàn cơ bản, dễ sử dụng và hiệu quả vô cùng. Với bất cứ từ vựng nào mới học hãy sử dụng cả nghe, nói, đọc viết ngay lập tức. Bạn có thể dùng cho việc đăng bài lên facebook, nhắn tin với gấu,…Bạn sẽ thấy bất ngờ rằng làm chủ các từ vựng đó rất dễ dàng. 5. Lặp lại từ nhiều lần Việc lặp lại sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng nhanh và giúp bạn nhớ lâu hơn từ vựng đó. Với 1 từ, bạn gặp từ đó khoảng 10-20 lần là nhớ từ vĩnh viễn. Việc bạn không nhớ từ là do bạn chưa chịu ôn tập đủ và gặp từ đủ số lần mà thôi. Cần phải học bao nhiêu từ vựng để giỏi tiếng Anh? Global Language Monitor – một chuyên trang nghiên cứu về các xu hướng ngôn ngữ cho rằng tiếng Anh có khoảng 1.025.109.8 đơn vị từ tính đến ngày 01/01/2014. Google và một nghiên cứu của đại học Havard cũng lại cho rằng Tiếng Anh có 1.022.000 từ. Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung châu Âu CEFR không quy định số lượng cho từng mức độ, một số diễn đàn thì số lượng từ vựng tương ứng với các mức từ A1- C2 như sau: • A1 = 500 • A2 = 1,000 • B1 = 2,000 • B2 = 4,000 • C1 = 8,000 • C2 = 16,000 Bạn có nhất thiết phải có 16.000 từ hay hơn 1.000.000 từ mới giỏi không? Câu trả lời là KHÔNG. Trong bài phát biểu tranh cử của tổng thống Mỹ Donald Trump thì trên 90% số lượng từ vựng ông ấy sử dụng đều thuộc danh sách các từ cơ bản. Bạn có thể đọc đoạn văn bên dưới được trích từ bài phát biểu tranh cử tháng 6/2015 của ông. Đoạn trên chỉ có 4 từ được Cambridge xếp vào nhóm các từ vựng nâng cao (B2, C1, C2), tất cả các từ vựng còn lại là từ cơ bản, 4 từ : •  victories •  deal •  dtupidity •  economically Như vậy: Với 1200-1500 từ là bạn hoàn toàn có thể hiểu được tổng thống Mỹ nói gì, cũng là mức bạn có thể giao tiếp trôi chảy và làm chủ tiếng Anh trong tầm tay. Nguồn: tienganhmoingay
5 bước học từ vựng tiếng Anh nhanh và hiệu quả  content media
1
2
11
Camellia
Aug 13, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
1. Voicetube - Trang luyện Listening hay mà không bị "nhạt" Đây là website/app tổng hợp video học tiếng Anh với đủ các chủ đề sưu tầm từ nhiều nguồn kênh chính thống (TED Talks, BBC, CNN,...). Với những bạn ngại xem video học thuật thì có thể học qua những đoạn trích phim, MV âm nhạc, vlog youtube, talkshow hài kịch khá hay. Ưu điểm lớn của trang web này là phân các bài nghe theo cấp độ, bạn có thể chọn video có nội dung và trình độ phù hợp với mục đích học của mình. Ngoài ra, tất cả các video đều có phụ đề tiếng Anh, bạn không chỉ học nghe mà còn tích lũy thêm từ vựng nữa. Một số tính năng khá hay của trang web này · Chọn video luyện nghe theo trình độ - có 7 level để bạn chọn. · Học từ mới từ script, nếu không biết từ nào bấm luôn vào script để xem định nghĩa và nghe đọc. Trang web sẽ lưu lại lịch sử học từ của bạn. · Thống kê từ vựng cần biết của từng video, theo từng trình độ. · Tham gia Thử thách luyện phát âm mỗi ngày Nếu biết cách khai thác, đây sẽ là một công cụ học Listening IELTS cực kì hữu hiệu cho bạn. Voicetube cũng có app trên cả IOS và Android. Các bạn search tên là ra liền. 2. Các bước luyện nghe trên Voicetube Bước 1: Chọn video Website tổng hợp video học tiếng Anh với đủ các chủ đề sưu tầm từ nhiều nguồn kênh chính thống (TED Talks, BBC, CNN,...) và theo cả mục đích học của bạn (TOEFL, IELTS,...). Hầu hết các chủ đề trên website đều có khả năng sẽ xuất hiện trong đề thi IELTS (ví dụ Khoa học & Công nghệ, Kinh doanh, Tin tức, Sức khỏe, v.v.). Vì vậy bạn có thể tùy ý chọn một chủ đề yêu thích của riêng mình để bắt đầu luyện nghe. Đặc biệt, trong mục Learning Resources (Tài liệu học), bạn sẽ tìm thấy những video hướng dẫn cách học tiếng Anh, các tips làm bài thi IETS, TOEIC, và vô số chủ đề liên quan khác. Tự mình khám phá nhé! Bước 2: Chọn Level Voicetube phân loại các bài nghe thành tới 6 level theo tiêu chuẩn CEFR: từ A1 tới C2. Nếu bạn chưa biết về CEFR, nó là viết tắt của Common European Framework of Reference for Languages - dịch sát nghĩa là khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu phổ biến. CEFR được một số nước châu Âu (Anh, Đức, Pháp, Ý...) sử dụng để đánh giá và phân loại năng lực vận dụng ngoại ngữ của người nước ngoài khi học một ngôn ngữ nằm trong khung này mà lại không phải là tiếng bản xứ của họ. Dù cho bất cứ bài kiểm tra nào hễ có ngôn ngữ nằm trong danh sách này đều được đánh giá và nhận xét theo tiêu chí của CEFR. Chính sự phổ biến của nó mà các trường khối châu Âu dễ dàng đưa ra tiêu chí tuyển chọn chung khi quy về 6 nấc: A1 đến C2. Trong đó A1 là dễ nhất và C2 là khó nhất. Hầu hết người học sẽ bắt đầu ở A2 hoặc B1, tức là có tiếng Anh ở mức độ sơ cấp. Bước 3: Nghe và học từ Sau khi đã lựa được một video ứng ý, việc của bạn là mở nó lên và học thôi. Video được mở ở bên trái màn hình, song song là phụ đề tiếng Anh phía bên phải. Trong quá trình luyện nghe, bạn có thể học từ mới qua phụ đề. Website sẽ tự động highlight các từ mới trong video theo trình độ. Nếu gặp phải từ nào không biết, bạn bấm luôn vào script để xem định nghĩa và nghe đọc. Trang web sẽ lưu lại lịch sử học từ để bạn có thể xem lại. Không chỉ với Voicetube, bạn có thể tra từ trên website tại chỗ, mọi lúc mọi nơi với extension Bước 4: Luyện nói theo video Đồng thời với việc luyện nghe, bạn học có thể luyện nói trên Voicetube bằng cách nhại lại theo video. Trang web sẽ phân tích thu âm của bạn và đưa ra nhận xét xem phát âm có đúng với video hay chưa. Tuy nhiên, nhược điểm là mỗi tài khoản miễn phí chỉ được thử 10 lần. Nếu muốn tiếp tục trải nghiệm, bạn cần nâng cấp lên tài khoản trả phí theo tháng hoặc năm. Tất nhiên, đây không phải là nơi duy nhất bạn có thể luyện nói, luyện phát âm trên Voicetube. Bạn hoàn toàn có thể luyện phát âm miễn phí nhờ các tính năng bên lề khác như mình giới thiệu dưới đây. 3. Một số tính năng khác Ngoài các tính năng chính kể trên, còn vô số điều hay ho khác mà bạn có thể khám phá trên Voicetube, như: · Thống kê từ vựng cần biết của từng video, theo từng trình độ Dưới mỗi video, bạn sẽ có một list từ vựng đã xuất hiện trong bài nghe. Thông thường, Voicetube sẽ liệt kê các từ vựng có level từ B2 đến C2. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh những từ mới mà mình muốn học bằng cách lọc chúng ra theo trình độ. · Thử thách Phát âm mỗi ngày Mỗi ngày, sẽ có một audio mới được upload lên trang web. Bạn nghe theo audio (tùy chỉnh tốc độ nhanh hoặc chậm) và luyện nói theo nó. Sau khi thu âm, bạn có thể upload lên và sẽ có người khác vào sửa giúp. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem clip phát âm của người khác để học hỏi. · Tra từ điển trên website Mới đây, Voicetube đã tích hợp tính năng tra từ điển ngay trên website. Với mỗi từ mới, ngoài định nghĩa và cách phát âm như các trang từ điển khác, bạn còn có thể xem ví dụ về ngữ cảnh dùng từ trong các video có sẵn. Đừng quên lưu lại những từ mới này vào list từ vựng của mình nhé! Trên đây là review chi tiết của mình về trang Voicetube. Nếu biết cách tận dụng, đây sẽ là một công cụ đắc lực để luyện Nghe - Nói tiếng Anh một cách toàn diện. Bạn có thể dùng nó vừa để học giao tiếp tiếng Anh cơ bản, vừa để ôn luyện IELTS, TOEIC. Thật là tiện lợi phải không nào? Chúng tôi đã cung cấp công cụ và hướng dẫn cách học, phần còn lại phụ thuộc vào bạn đó! Chúc bạn sẽ thành công chinh phục tiếng Anh nhé! Nguồn: Sưu tầm.
CÔNG CỤ CỰC HAY HO LUYỆN NGHE NÓI 
VOICETUBE HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO HỌC NGOẠI NGỮ content media
2
0
10
Camellia
Jun 16, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
CV đề cập đến các kinh nghiệm bạn đã đạt được, nên những động từ ở phần này cần ở dạng quá khứ. Không nhất quán Bạn có thể dùng dấu chấm, phẩy hoặc không viết gì khi kết thúc các ý gạch đầu dòng, nhưng cần thống nhất. Dùng động từ CV đề cập đến các thành tựu, kinh nghiệm bạn đã đạt được, do đó những động từ thể hiện nội dung này phải ở dạng quá khứ. "I led my team to achieve 120% of target last quarter" (Tôi dẫn dắt nhóm của mình đạt 120% mục tiêu trong quý trước). Sai các thuật ngữ của bậc thạc sĩ, cử nhân Nếu muốn đưa trình độ học vấn vào CV, bạn cần đảm bảo sử dụng thuật ngữ chính xác. Chẳng hạn, "master" là thạc sĩ, còn "bachelor" là cử nhân. Cách viết sở hữu cách trong trường hợp này là "master’s" và "bachelor’s": "I obtained a master’s/bachelor’s degree from ..." (Tôi đã lấy bằng thạc sĩ từ...) hoặc "bachelor of", "master of". Dùng "master’s of", "bachelor’s of" và "masters of", "bachelors of" đều không chính xác. Nhầm lẫn các từ giống nhau - "Career" với "carrier" "Career" là sự nghiệp, công việc - từ nên được dùng trong CV. Trong khi đó, "career" lại hay bị ứng viên viết nhầm thành "carrier": người hoặc vật chở các vật khác. - "There", "they’re" và "their" Ba từ này được phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa khác hoàn toàn: "there" là ở đó, này, kia, "they’re" là viết tắt của "they are" (họ) còn "their" là đại từ sở hữu của "they". "While there I increased revenue by 500%" (Trong khi đó, tôi tăng doanh thu lên 500%). "They’re," meanwhile, is a shortened version of they are, so you’d say, "I provide clients with the excellent service they’re looking for" (Tôi cung cấp cho khách hàng dịch vụ tuyệt vời mà họ đang tìm kiếm). "I was their biggest asset" (Tôi là tài sản lớn nhất của họ). - "You’re" và "your" Trong khi "you’re" là viết tắt của "you are", "your" mang nghĩa của bạn. Trong CV, hai từ này hiếm khi được dùng và các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên dùng, bởi sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu. Dù vậy, cặp từ này lại phổ biến và dễ nhầm trong thư xin việc (cover letter). - "Ensure", "insure" và "assure" Nghĩa của ba từ này lần lượt là "ensure" (đảm bảo), "insure" (thu xếp, bồi thường bảo hiểm), "assure" (loại bỏ sự nghi ngờ hoặc không chắc chắn, đi kèm với lời hứa). Trong CV, trừ khi bạn làm trong lĩnh vực bảo hiểm và đang mô tả các khoản mà bạn đang "insure", còn lại bạn nên dùng "ensure". Hiếm khi ứng viên hứa hay "assure" với nhà tuyển dụng, vì vậy bạn cần tránh từ này. Theo The English Meeting Room, Resume Target
Những lỗi ngữ pháp phổ biến trong CV tiếng Anh content media
0
0
5
Camellia
Jun 01, 2022
In Tám chuyện thời cuộc
IELTS là viết tắt của cụm từ "International English Language Testing System" (Hệ thống kiểm tra ngôn ngữ tiếng Anh quốc tế). Đây là kỳ thi chuẩn Quốc tế giúp đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh thông qua 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. IELTS gồm có 2 dạng: IELTS học thuật và IELTS tổng quát. Mỗi loại IELTS sẽ dành cho những đối tượng khác nhau. Thông thường IELTS học thuật (Academic) dành cho những bạn có mong muốn du học đại học hoặc sau đại học. IELTS tổng quát (General Training Module) dành cho những người dự định học nghề hoặc định cư ở nước ngoài. Ngày nay, IELTS được đánh giá là một chứng chỉ quan trọng và khá "quyền lực". Nếu có chứng chỉ này, bạn có thể được: Miễn thi ngoại ngữ THPT và học phần tiếng Anh ở một số trường Đại học, Cao đẳng. Nếu có ý định đi du học hay nhập cư, làm việc ở các quốc gia Anh, Mỹ, New Zealand, Australia, Canada… thì chứng chỉ IELTS chính là tấm vé thông hành bắt buộc phải có. Chính vì những lợi ích này nên nhiều người đổ xô đi học IELTS để tìm kiếm những cơ hội công việc tốt hơn.
0
0
1
Camellia
Mar 24, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
Cụm từ "go beyond something" nghĩa là vượt quá, vượt ngưỡng; trong khi "go down" là giảm, hạ... 1. Go after: Đuổi theo, đi theo sau Ví dụ: When I was on the road last night, the police were going after the robber (Khi tôi đang trên đường tối hôm qua, cảnh sát đang đuổi theo sau tên cướp). Going after his father, the small boy looked very happy (Đi theo sau bố, cậu bé trông rất vui vẻ). 2. Go along with somebody: Đi cùng ai Ví dụ: When I felt in love with her, I promised in my heart to go along with her all my life (Khi yêu, tôi thầm hứa đi cùng cô ấy suốt cuộc đời này). I am happy to go along with my classmates on our summer holiday (Tôi rất vui khi đi nghỉ hè cùng với các bạn trong lớp). 3. Go away : đi nơi khác, đi khỏi, rời (nơi nào). Ví dụ: If she’s bothering you, tell her to go away. Nếu cô ta đang làm phiền cậu, hãy bảo cô ta biến đi. 4. Go back on one’s words: Không giữ lời Ví dụ: Going back on your words leads to no one believes you (Không giữ lời hứa sẽ dẫn đến việc không ai tin bạn cả). You can say whatever you want, but you always go back on your words (Bạn có thể nói những gì bạn muốn, nhưng bạn luôn là người không giữ lời). 5. Go beyond something: Vượt quá, vượt ngưỡng Ví dụ: The inflation is going beyond our control (Lạm phát đang vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta). The performance of the little girl went beyond her age (Phần trình bày của cô bé đã vượt quá ngưỡng so với tuổi của nó). 6. Go by: Đi qua, trôi qua (thời gian) Ví dụ: Taking the examination, all of us found the time going by so fast (Khi ngồi làm bài thi, tất cả chúng tôi đều nhận thấy thời gian trôi quá nhanh). When we are old, the time goes by slowly (Khi chúng ta già, thời gian đi qua như chậm lại). 7. Go down: Giảm, hạ Ví dụ: The rate of using online lessons has been decreasing after the Covid-19 goes down gradually (Tỷ lệ người dùng bài giảng online sau Covid-19 đang giảm dần). The price of many products is going down because of the limited consumption (Giá cả nhiều mặt hàng đang giảm vì số lượng tiêu thụ hạn chế). 8. Go down with: Mắc bệnh, bị bệnh Ví dụ: Many people have gone down with an attack of coronavirus for 3 years (Nhiều người đã bị nhiễm virus corona trong vòng ba năm). The old often go down with absent-mindedness (Người già thường mắc bệnh đãng trí). 9. Go for something : cố gắng, chọn, giành được Ví dụ: : Swimming star Nguyen Thi Anh Vien went for 8 gold medals in 29th SEA Games. Ngôi sao bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên đã cố gắng giành được 8 huy chương vàng tại SEA Games 29. 10. Go in for: Tham gia Ví dụ: We are practicing for going in for the singing contest (Chúng tôi đang luyện tập để tham gia cuộc thi văn nghệ). We should go in for volunteer works to make our community better (Chúng ta nên tham gia các hoạt động tình nguyện để cho cộng đồng tốt đẹp hơn). 11. Go into: Điều tra, hỏi thông tin, kiểm tra Ví dụ: I think we need to go into the cause of the acccident immediately (Tôi nghĩ chúng ta cần phải điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn ngay lập tức). Going into the information before sending to the counterpart is necessary (Kiểm tra thông tin trước khi gửi cho đối tác là cần thiết). 12. Go off: Đổ chuông, nổi giận, nổi tung, hỏng/ thối rữa Ví dụ: You ought to put milk in the fridge because it is easy to go off in hot weather (Bạn nên để sữa vào tủ lạnh vì nó rất dễ bị hỏng trong thời tiết nóng). The bomb went off on the bus last week, which was the result of the parties' conflict (Vụ nổ bom trên xe buýt tuần trước là hậu quả của xung đột giữa các đảng phái). 13. Go on : tiếp tục Ví dụ: It goes on raining heavily with strong wind that I cannot walk to school. Trời mưa to gió lớn khiến tôi không thể đi bộ đến trường. 14. Go over something : kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng Ví dụ: Could you go over this report and correct any mistakes? Cậu kiểm tra kỹ lại bản báo cáo này và sửa lỗi nhé? 15. Go out : ra ngoài Ví dụ: May I go out, teacher? Con xin phép cô/thầy ra ngoài ạ? 16. Go through : trải qua, kiểm tra, thực hiện công việc Ví dụ: The country is going through a period of economic instability. Đất nước đang trải qua thời kỳ bất ổn kinh tế. 17. Go up : tăng Ví dụ: The baby’s weight going steadily up. Đứa bé tăng cân đều đều. 18. Go without : nhịn, chịu thiếu, tình trạng không có thứ gì đó mà bạn thường có Ví dụ: The city has gone without electricity for two days. Thành phố đã sống trong cảnh mất điện hai ngày rồi.
Các cụm động từ thường gặp với "Go" content media
0
0
3
Camellia
Mar 23, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
Bên cạnh nghĩa "chạy", động từ "run" mang nhiều nghĩa khác khi kết hợp với các giới từ. 1. Run across: Chạy ngang qua Ví dụ: - This morning she ran across the stream and felt relaxed with fresh water around her feet (Sáng nay nàng chạy ngang qua con suối và cảm thấy thư thái với làn nước mát lành bao quanh chân). - Worse, the children run across him without any greeting words (Tệ hơn nữa, những đứa trẻ chạy ngang qua anh ta mà không có bất kỳ lời chào nào) 2. Run against: Đi ngược lại, chống đối, đối đầu, tranh cử Ví dụ: - He is going to run against his close friend in the final competition (Anh ấy sẽ đối đầu với người bạn thân trong cuộc thi cuối cùng). - In some programs, the children learn how to run against for the leaders of the small organizations (Trong một số chương trình, bọn trẻ học cách tranh cử các vị trí lãnh đạo của các tổ chức nhỏ). 3. Run along: Chạy dọc theo Ví dụ: - The young wife was running along the platform, look at the window of the train with full tear, they looked at each other silently (Người vợ trẻ đang chạy dọc sân ga, nước mắt đầm đìa nhìn vào cửa sổ toa tàu, họ lặng lẽ nhìn nhau). - Ageing water pipes run along old walls of the building, which seems unsafe (Những đường ống dẫn nước cũ kỹ chạy dọc theo các bức tường cũ của tòa nhà, có vẻ không an toàn). 4. Run around: Chạy lòng vòng Ví dụ: - The man felt exhausted after he had been running around all day for applying his daughter applications for the exam (Người đàn ông cảm thấy kiệt sức sau khi chạy lòng vòng cả ngày để nộp đơn cho con gái mình đi thi). - After long time of social distance, I take the dog to the park and it runs around more than usual (Sau thời gian giãn cách xã hội, tôi dắt chó đến công viên và nó chạy lòng vòng nhiều hơn bình thường). 5. Run away: Rời khỏi một cách đột ngột Ví dụ: - Reasons why many teens run away from home are different from others (Lý do khiến thanh thiếu niên bỏ nhà đi rất khác nhau giữa người này với người khác). - It is important to make sure that teen gets your help when they try to run away from their difficulties (Điều quan trọng là đảm bảo rằng thanh thiếu niên nhận được sự giúp đỡ của bạn khi chúng cố gắng chạy trốn khỏi những khó khăn của mình). 6. Run down: Xuống cấp, giảm sút, ế ẩm Ví dụ: Since Covid-19 pandemic then the shop has changed hands and had recently become quite run-down (Kể từ sau đại dịch Covid-19, cửa hàng đã đổi chủ và gần đây trở nên khá ế ẩm). 7. Run into: Một cách tình cờ Ví dụ: She ran into James on the road in the city on Friday and then felt in love (Cô ấy tình cờ gặp James trên con đường ở thành phố vào thứ sáu và rồi yêu anh ấy). - The project has run into millions of dollars of benefit without any difficulties (Dự án đã bất ngờ thu về hàng triệu đôla lợi nhuận mà không gặp bất kỳ khó khăn nào). 8. Run out of: Cạn kiệt, hết Ví dụ: - They have run out of ideas for how to design the walls of street with fresh flowers (Họ đã cạn ý tưởng về cách thiết kế những bức tường trên phố bằng hoa tươi). - We’ve run out of sugar for making cakes, I will go to the shops for some (Chúng ta hết đường làm bánh rồi, tớ sẽ đi mua một ít). 9. Run through: Chạy qua, thử qua, tập dượt Ví dụ: - The cast ran through the play one more time before they performed to the public last week (Dàn diễn viên tập lại vở kịch một lần nữa trước khi họ trình diễn trước công chúng vào tuần trước). - Thoughts of revenge kept running through her mind after thet separated (Ý nghĩ trả thù cứ lởn vởn trong đầu cô ta khi họ chia tay nhau). Nguồn: Vnexpress
Cách dùng giới từ với động từ "Run" content media
2
1
3
Camellia
Mar 21, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
Người ta nói, nghe tiếng Anh là một loại năng lực. Điều này không hẳn là sai. Thầy Quang Nguyen, giáo viên tiếng Anh với 20 năm kinh nghiệm, chia sẻ tầm quan trọng của việc ghi nhớ đối với kỹ năng nghe. Hoạt động nghe liên quan rất nhiều tới khả năng ghi nhớ. Ví dụ, bạn nghe một câu dài nhưng nhớ được nửa sau thì quên mất nội dung nửa đầu. Nếu không liên kết được thông tin, rút cục bạn nghe được hết mà không hiểu gì cả. Nhiều người có khả năng ghi nhớ ngắn hạn rất tốt, họ nghe qua một lần là nhớ ngay. Một vài người khác nghe cái gì xong mà không "hành động", là sẽ quên ngay sau đó. Ghi nhớ là một loại năng lực có thể rèn luyện được, bằng cách liên kết các thông tin với nhau và luyện tập não bộ một cách chăm chỉ. Khi luyện nghe tiếng Anh, khả năng ghi nhớ đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ là "ghi nhớ ngắn hạn" (short term memory), mà còn cả "ghi nhớ dài hạn" (long term memory) nữa. Khi dạy phát âm tiếng Anh, tôi dặn mọi người luyện tập để "ghi nhớ" được tất cả các âm IPA (đặc biệt thông qua luyện Minimal pairs). Ví dụ, nghe "sit" phải ra âm "i lỏng miệng", còn nghe "seat" thì nhận ra đây là âm "i chặt miệng". "Ghi nhớ" được âm như vậy, sau này khi nghe bất kỳ từ nào, bạn cũng có thể nhận diện được nguyên âm và phụ âm của từ, do đó, nghe hiểu sẽ dễ hơn nhiều. Những người chăm chỉ luyện tập và ghi nhớ được âm khi học phát âm không chỉ nói tiếng Anh rõ ràng hơn, mà còn nghe tốt hơn rất nhiều. Ghi nhớ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc luyện nghe từ và cụm từ. Ví dụ, để có thể nghe được từ "preparation" bạn phải "học thuộc" cách phát âm của từ này /ˌprɛp əˈreɪ ʃən/, không phải bằng mắt, mà bằng tai. Tức là bạn ghi nhớ một phiên bản của từ này trong não, để bất kỳ lúc nào tai nhận được tín hiệu là não sẽ "khớp" luôn. Khi nghe một từ, các bạn sẽ phải ghi nhớ nhiều "phiên bản" phát âm, chứ không chỉ một cách phát âm chuẩn. Ví dụ, từ "adult" có "phiên bản" phát âm Anh-Mỹ và Anh-Anh hoàn toàn khác nhau. Nếu nhớ được cả hai phiên bản này, bạn sẽ ít gặp khó khăn hơn. Tương tự, với cụm "all of us have to go", nếu nhớ được "olavas" và "hafta" (lại là bằng tai nhé), khi nghe bạn chỉ cần nắm từ chính "go", còn lại não sẽ không cần phải phân tích "olavas" là gì, "hafta" là gì. Trẻ em bản ngữ thường không gặp vấn đề với việc ghi nhớ các cụm kiểu như trên, vì chúng nghe thường xuyên và sử dụng hàng ngày. Nhưng với người học tiếng Anh, đó là thách thức. Vậy, tại sao lại có những phương pháp luyện nghe hiệu quả hơn những phương pháp khác? Tại sao cùng năng lực, cùng thời gian luyện tập, một người có thể tiến bộ nhiều hơn người còn lại? Câu trả lời là với những phương pháp luyện nghe khác nhau, các bạn sẽ có hiệu quả khác nhau. Dưới đây là một số lời khuyên khi nghe: 1. Nghe chủ động và nghe thụ động Nghe chủ động luôn hiệu quả hơn nghe thụ động. Chắc hẳn bạn từng nghe về phương pháp "tắm tiếng Anh", "bật tiếng Anh mọi lúc mọi nơi" và hiệu quả của nó. Nghe tiếng Anh cả trong lúc ngủ, tất nhiên là sẽ hiệu quả hơn so với "không làm gì", nhưng thực sự nếu nghe "trong tiềm thức", bạn sẽ rất khó để ghi nhớ được cách phát âm của một từ hoặc một cụm từ. Nghe chủ động thì rất mệt, nhưng bạn biết chính xác mình đang cần gì và đang tìm kiếm điều gì. Não của bạn "chủ động" tìm kiếm từ khóa, hiểu, và ghi nhớ cách phát âm. Do đó, hiệu quả đương nhiên là sẽ cao hơn rất nhiều. Hãy luôn nghe với một mục tiêu trong đầu. 2. Tài liệu phù hợp Tài liệu phù hợp là tài liệu mà bạn sẽ hiểu khoảng 70-80% nội dung của bài nghe sau 1-3 lần. Vẫn còn khoảng trống 20-30% cho bạn luyện tập và "bổ sung dữ liệu" vào bộ nhớ. 3. Sự yêu thích Thứ nhất là sự yêu thích việc học và nghe tiếng Anh. Nếu bạn đã có phương pháp luyện tập đúng và thực sự thích nghe, bạn sẽ nạp được rất nhiều vào bộ nhớ của mình thông qua thời gian tiếp xúc lâu dài. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người giỏi ngoại ngữ đều là những người yêu ngôn ngữ. Họ không ngại khi sử dụng ngôn ngữ, mắc lỗi, và học từ lỗi lầm của mình. Mỗi lần học như vậy, não lại có một bản ghi xuất sắc và sâu sắc hơn. Thứ hai là lựa chọn tài liệu mà bạn ưa thích. Nếu quan tâm tới vấn đề, chủ đề nào đó và luyện nghe thường xuyên, bạn sẽ dễ ghi nhớ hơn. Đừng luyện nghe tài liệu "vu vơ" trên mạng, giống như nghe tiếng Việt, những thứ sâu sắc thường đọng lại, còn những mảng thông tin rời rạc và vô vị sẽ bị cuốn đi. Tài liệu càng ý nghĩa với bạn thì khả năng nghe của bạn càng dễ đi lên. Tài liệu ý nghĩa nhất chính là giao tiếp thực tế hoặc làm việc bằng tiếng Anh. Nguồn: Vnexpress
Khả năng ghi nhớ ảnh hưởng thế nào tới nghe tiếng Anh content media
1
0
10
Camellia
Mar 18, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
Khi khen ai đó đẹp, ngoài "beautiful" thông dụng, bạn có thể lựa chọn các từ dưới đây để khiến câu nói trở nên đa dạng hơn. 1. Beautiful: Xinh đẹp Ví dụ: - You are so beautiful, my darling (Em đẹp quá, em yêu). - My honey, you are always beautiful in my eyes (Em yêu, em luôn luôn đẹp trong mắt anh). 2. Appealing: Hấp dẫn, thu hút Ví dụ: - Our former teacher is so appealing, I whisper to my classmate (Giáo viên chủ nhiệm của chúng mình thật thu hút, tôi nói thầm với bạn cùng lớp). - Look! She is much appealing than ever (Nhìn kìa! Cô ấy cuốn hút hơn bao giờ hết). 3. Gorgeous: Rất đẹp, rất lộng lẫy Ví dụ: - On her birthday, my girl friend is gorgeous (Vào sinh nhật của cô ấy, bạn gái tôi thật lộng lẫy). - Oh! The girls in our class are gorgeous. I can’t believe in my eyes (Ôi! Các bạn nữ lớp mình đẹp lộng lẫy. Tớ không tin vào mắt mình nữa). 4. Ravishing: Đẹp mê hồn Ví dụ: - My daughter has ravishing beauty as my wife (Con gái tôi có vẻ đẹp mê hồn giống hệt vợ tôi). - My husband said that the woman living next door is ravishing (Chồng tôi nói rằng người phụ nữ sống bên cạnh nhà đẹp mê hồn). 5. Stunning: Đẹp sững sờ Ví dụ: - The girl in the red skirt is stunning (Cô gái trong bộ váy đỏ đẹp đến sững sờ). - I will be stunning in white dress. I think so (Tôi sẽ đẹp sững sờ khi mặc váy trắng. Tôi nghĩ thế). 6. Pretty: Đẹp tinh tế, xinh xắn Ví dụ: - Your little girl is very pretty (Con bé nhà bạn xinh xắn quá). - I wish I had the pretty girls like these (Tôi ước có những cô con gái xinh xắn như này). 7. Dazzling: Đẹp rực rỡ Ví dụ: - She is as a dazzling diamond in my heart (Cô ấy rực rỡ như một viên kim cương trong trái tim tôi). - Only my girlfriend is dazzling in her group (Chỉ có bạn gái tôi đẹp rực rỡ trong nhóm của của cô ấy). 8. Alluring: Đẹp bí ẩn, đẹp quyến rũ Ví dụ: - I have been following her all my life. She is my alluring wife (Tôi theo đuổi cô ấy cả đời tôi. Cô ấy là người vợ rất quyến rũ của tôi). - My alluring wife attracts the eye sights wherever she goes pass (Vẻ đẹp quyến rũ của vợ tôi thu hút bao ánh nhìn ở bất cứ nơi nào cô ấy đi qua). 9. Exquisite: Xinh đẹp và tinh tế Ví dụ: - Vietnamese women look exquisite in Ao Dai (Phụ nữ Việt nam nhìn thật đẹp và thanh tú khi mặc áo dài). - With exquisite beauty, all the members of the jury are persuaded at the first met (Với vẻ đẹp tinh tế, các thành viên trong ban giám khảo đã bị thuyết phục ngay lần gặp đầu tiên). 10. Majestic: Đẹp sang trọng, quý phái Ví dụ: - My love, you look so majestic in the party tonight. I am proud of you (Em yêu, em nhìn rất đẹp và sang trọng trong bữa tiệc tối nay. Anh tự hào về em). - That lady looks very majestic in the violet Ao Dai (Người phụ nữ ấy trông rất quý phái trong trang phục áo dài tím). Nguồn: Vnexpress
Các từ dùng để khen đẹp  content media
2
0
14
Camellia
Mar 16, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
Câu hỏi Yes/No bắt đầu bằng một trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu, trong khi đó, câu hỏi Wh dùng một từ để hỏi như Who, When, What... Câu hỏi Yes/No Đây là loại câu hỏi cơ bản nhất, thường bắt đầu bằng trợ động từ, sau đó là chủ ngữ, động từ không chia cùng các thông tin khác. Ví dụ: "It is windy today" (Hôm nay trời trở gió). Để chuyển câu này thành câu hỏi Yes/No, bạn đảo động từ to be lên đầu. "Is it windy today?" (Hôm nay trời có gió không?). Tương tự: "She is sad" → "Is she sad?" (Cô ấy buồn → Cô ấy buồn phải không?) "The boat is sinking" → "Is the boat sinking?" (Con thuyền đang chìm dần → Con thuyền đang chìm phải không?) "He can cook" → "Can he cook?" (Anh ấy có thể nấu ăn → Anh ấy có nấu ăn được không?) Nếu động từ trong câu không ở dạng khuyết thiếu (can, would...) hoặc "to be", bạn cần dùng đến trợ động từ "do", "does" hoặc "did". "Nina played the violin" → "Did Nina play the violin?" (Nina đã chơi violin → Nina đã chơi violin phải không?) Câu hỏi chứa từ để hỏi Loại này còn có tên gọi khác là câu hỏi "-wh" vì thường bắt đầu bằng một trong các từ để hỏi sau: What (Cái gì), When (Khi nào), Why (Tại sao), Who (Ai), Which (Cái nào, dùng hạn chế hơn so với What), Where (Ở đâu). Riêng với từ How (Thế nào), chúng ta còn có các từ mở rộng khác như How much (Bao nhiêu, dùng với danh từ không đếm được), How many (Bao nhiêu, hỏi với danh từ đếm được, How ofter (Hỏi tần suất), How old (Hỏi tuổi)... Để hình thành câu hỏi dạng này, bạn bắt đầu với một trong những từ để hỏi đã được liệt kê ở phía trên, sau đó thường là trợ động từ, chủ ngữ, động từ chính không chia và các thành phần khác. Ví dụ: "Nathan is playing basketball in the park" (Nathan đang chơi bóng rổ trong công viên). Nếu muốn hỏi về chủ thể chơi bóng, bạn thay "Nathan" thành "Who": "Who is playing basketball in the park?" (Ai đang chơi bóng trong công viên?). Nếu hỏi về địa điểm hoặc môn thể thao Nathan đang chơi, vị trí câu hỏi sẽ có xáo trộn. "What is Nathan playing in the park?" (Nathan đang chơi cái gì ở công viên?) "Where is Nathan playing basketball?" (Nathan chơi bóng rổ ở đâu?) Câu hỏi gián tiếp Đôi khi một câu hỏi trực tiếp (thuộc hai loại trên) nghe không lịch sự hoặc tế nhị, nhất là khi bạn nhờ ai đó giúp đỡ. Do đó, tiếng Anh còn có câu hỏi gián tiếp. Chẳng hạn: "Where is the bookstore?" (Hiệu sách ở đâu?) là một câu hỏi trực tiếp. Bạn có thể hình thành câu hỏi gián tiếp như sau: "Could you please tell me where the bookstore is?" (Bạn có thể cho tôi biết hiệu sách ở đâu hay không?); "Do you know where the bookstore is?" (Bạn có biết hiệu sách ở đâu không?). Khi sử dụng câu hỏi gián tiếp, bạn cần lưu ý đảo ngữ, đưa động từ "to be" xuống cuối. Câu hỏi đuôi Dạng câu hỏi này sẽ gồm hai bộ phận: phần trực tiếp và phần hỏi, dùng để xác nhận lại điều gì đó, xem người nói đã hiểu đúng hay chưa. Ví dụ: "The train leaves at 9 a.m, doesn’t it?" (Chuyến tàu rời đi lúc 9h sáng, phải không?). Để tạo ra câu hỏi đuôi, bạn chỉ cần dùng dạng đối lập của động từ chính trong bộ phạn khẳng định phía trước. Chẳng hạn, bạn dùng "is not" ở phần hỏi nếu phần khẳng định có "is". "It is raining now" → "It is raining now, isn’t it?" (Bây giờ trời đang mưa → Bây giờ trời đang mưa, phải không?). "Your father isn’t working today" → "Your father isn’t working today, is he?" (Bố cậu không đi làm hôm nay → Bố cậu không đi làm hôm nay, đúng không?). "The students are visiting the museum" → "The students are visiting the museum, aren’t they?" (Học sinh đang tham quan bảo tàng → Học sinh đang tham quan bảo tàng, đúng không?). "Adam walks to class on Tuesdays" → "Adam walks to class on Tuesdays, doesn’t he?" (Adam không đi học vào thứ ba → Adam không đi học vào thứ ba, đúng không?). Câu hỏi phủ định dùng để xác nhận Loại câu hỏi này chứa từ phủ định, nhằm xác nhận điều gì đó. "Didn’t you hear the news? Sally won the marathon" (Cậu không nghe tin gì à? Sally đã thắng cuộc thi marathon đấy). Đôi khi, câu hỏi này còn thể hiện sự ngạc nhiên của bạn khi điều gì đó mà bạn mong đợi vẫn chưa xảy ra. "Hasn’t he called back yet? It’s been two hours" (Anh ấy vẫn chưa gọi lại à? Hai tiếng rồi). Để cấu tạo câu hỏi này, bạn dùng các động từ phủ định, sau đó là chủ ngữ, động từ chính và các thông tin khác. "Wouldn’t you like another cup of coffee?" (Cậu không muốn một tách cà phê khác à?) "Has she not handed in her assignment?" (Cô ấy đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình?) Nguồn: Vnexpress
1
0
7
Camellia
Mar 10, 2022
In Tám chuyện thời cuộc
Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska đã đăng trên mạng xã hội bức tâm thư gửi tới thế giới nói về nỗi thống khổ của người dân. Những tuần gần đây, Đệ nhất phu nhân UkrainOlenana Zelenska đã tận dụng mạng xã hội để nói về tình cảnh của đất nước, kêu gọi sự ủng hộ quốc tế. Trong bức thư đăng trên Telegram hôm 8/3, bà viết: "Ngày 24/2, tất cả chúng tôi choàng tỉnh bởi tin tức về chiến dịch quân sự của Nga. Xe tăng đã vượt qua biên giới Ukraine, máy bay đi vào không phận của chúng tôi, các thành phố bị bủa vây bởi các bệ phóng tên lửa". Trong thư, Đệ nhất phu nhân Ukraine cũng nhắc đến tình cảnh đáng thương của những em bé Ukraine thiệt mạng trong bom đạn, những em bé sinh ra trong các căn hầm trú ẩn. "Tới lúc này, đã có hàng chục trẻ em chưa từng biết đến hòa bình trong cuộc đời của mình", bà Zelenska cho biết. Điều khiến bà đau lòng nữa là hàng triệu người dân vô tội phải di tản. "Người di tản chật cứng các tuyến đường. Hãy nhìn vào đôi mắt mệt mỏi của những người phụ nữ, những trẻ em này, họ mang trong mình nỗi đau khi phải rời xa những người thân yêu, bỏ lại phía sau cuộc sống quen thuộc trước kia", bà Zelenska viết. Trong thư bà kêu gọi, "những người có quyền lực" giúp Ukraine "đóng cửa bầu trời". Đây là đề xuất mà chồng bà, Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng liên tục nhắc đến trong các thông điệp kêu gọi sự hỗ trợ của phương Tây. Tuy nhiên, đến nay, Mỹ và NATO đều bác bỏ khả năng thiết lập một vùng cấm bay ở Ukraine với lý do động thái này có thể kéo theo một cuộc xung đột trực tiếp với Nga. Kết lại bức tâm thư, bà Zelenska viết: "Chúng ta sẽ chiến thắng nhờ tinh thần đoàn kết. Sự đoàn kết và tình yêu dành cho Ukraine. Tự hào Ukraine". Bà cho rằng, Nga đã đánh giá thấp "tinh thần đoàn kết vô song" của người dân Ukraine. Bà Zelenska, 44 tuổi, trở thành Đệ nhất phu nhân cách đây 3 năm. Ở vai trò này, bà đã tháp tùng Tổng thống Zelensky trong nhiều chuyến công du nước ngoài. Bà cũng dành nhiều sự quan tâm đến các vấn đề như sức khỏe của trẻ em, cơ hội bình đẳng cho người dân Ukraine và ngoại giao văn hóa. Bà Zelenska cũng như Tổng thống Zelensky và hai người con đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi chiến sự nổ ra ở Ukraine. Tổng thống Zelensky mới đây đăng một video cho thấy ông lần đầu tiên xuất hiện bên trong văn phòng làm việc ở thủ đô Kiev và tuyên bố sẽ không đi đâu để tiếp tục chiến đấu vì đất nước. Trong khi đó, nơi ở của bà Zelenska và các con được giữ bí mật để đảm bảo an toàn. Mặc dù vậy, Đệ nhất phu nhân Ukraine vẫn hoạt động tích cực trên mạng xã hội với vai trò khích lệ tinh thần của người dân, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế. Những thông điệp qua mạng xã hội của Tổng thống Zelensky và Đệ nhất phu nhân được cho là có sức truyền cảm hứng lớn, khích lệ tinh thần của người dân giữa lúc chiến sự căng thẳng và có tác động tới các nhà làm chính sách ở phương Tây. Theo Dân Trí
Bức thư tay của Đệ nhất phu nhân giữa lúc Ukraine chìm trong khói lửa chiến sự content media
1
0
5
Camellia
Jan 14, 2022
In Tám chuyện thời cuộc
Sau 2 năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đời sống kinh tế - xã hội đã có nhiều biến động đáng kể. Trong đó, xu hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên cả nước trong năm qua cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Dịch bệnh trong 2 năm qua đã tác động trực tiếp đến thị trường lao động và nhu cầu nguồn nhân lực. Cũng chính vì thế xu hướng chọn nghề trong thời điểm này trở thành chủ đề nóng nhận được sự quan tâm lớn từ phía phụ huynh và các bạn học sinh trên cả nước. Đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức từ đại dịch, liệu ngành học nào sẽ có nhiều tiềm năng phát triển nhất? Sau đây cùng điểm qua một số ngành nghề được đánh giá là xu hướng lựa chọn trong năm 2021. Ngành Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là một ngành học hot trước cả khi dịch bệnh bùng nổ. Ngành này đòi hỏi người học phải hội tụ nhiều yếu tố như: Chịu được áp lực công việc cao; Có kiến thức sâu rộng về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực bổ trợ khác; Sáng tạo và tư duy khoa học; Thích ứng nhạy bén với tốc độ phát triển của lĩnh vực trên toàn cầu; Thành thạo ngoại ngữ… Thống kê của Navigos cho thấy, thu nhập bình quân của một kỹ sư công nghệ thông tin mới ra trường thường dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng. Cá biệt, một số ít sinh viên mới ra trường thậm chí có thể hưởng mức lương 30-40 triệu đồng. Tùy theo chính sách ở các doanh nghiệp khác nhau mà con số này có thể thay đổi. Điểm qua một số đơn vị tiêu biểu về đào tạo công nghệ thông tin có thể tham khảo như: Đại học Bách Khoa Hà Nội; Học viện Kỹ thuật Quân sự; Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Học viện Kỹ thuật Mật mã hay Đại học FPT… Có thể nói đây là một ngành học lý tưởng và đầy triển vọng trong tương lai. Bất cứ ngành công nghiệp nào cũng đều cần đến sự hiện diện của công nghệ thông tin, chính vì lý do đó ngành học này được dự báo vẫn tiếp tục hấp dẫn trong tuyển sinh năm 2022. Ngành Digital Marketing Digital Marketing hiện là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh bởi môi trường học năng động, cơ hội việc làm đa dạng cũng như mức thu nhập ổn định. Theo phân tích của trang tuyển dụng Indeed, lương của nhân viên Marketing khoảng 6 - 8 triệu + lương thưởng. Với vị trí quản lý, trưởng phòng hoặc giám đốc Marketing sẽ khoảng 20 - 30 triệu đồng/ tháng. Theo từng cấp bậc khác nhau mà mức lương của học cũng tăng dần. Một số đơn vị đào tạo ngành này được đánh giá cao hiện nay là: Đại học Kinh Tế Quốc Dân; Đại học Ngoại Thương; Đại học Thương Mại; Đại học Kinh Tế TPHCM; ĐH Tài chính - Marketing; ĐH Kinh tế - Tài chính…. Digital Marketing luôn không ngừng thay đổi và phát triển, nhưng năm 2022 được dự đoán có thể sẽ là một năm đạt được nhiều sự thay đổi mạnh mẽ. Vì thế, Digital Marketing đang là một trong những ngành học đầy tiềm năng ở hiện tại và tương lai đang được đông đảo bạn trẻ “săn đón”. Ngành Kỹ thuật ô tô, cơ khí Trong chiến lược công nghiệp hoá và hội nhập toàn cầu của Việt Nam hiện nay, kỹ thuật ô tô đang là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển. Theo thông tin từ trang newsvieclam, kỹ thuật ô tô và cơ điện tử là 2 ngành học rất hấp dẫn, khả năng xin được việc cao, thậm chí mức lương khởi điểm có thể đạt từ 5 - 20 triệu đồng/tháng. Con số này còn dao động tuỳ thuộc vào năng lực và số năm kinh nghiệm của từng vị trí công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung đây là ngành có mức thu nhập tương đối tốt và có triển vọng tiến xa hơn. Một số trường Đại học đào tạo ngành kỹ thuật ô tô, cơ khí chất lượng có thể kể đến như: ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Công nghiệp Hà Nội; ĐH Bách khoa TPHCM; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM; Học viện Kỹ thuật Quân sự… Công nghệ ô tô là lĩnh vực đầy triển vọng, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Ngày càng có nhiều người đặt mục tiêu hướng đến ngành học và công việc này. Vì thế ngành học này được dự đoán sẽ có nhiều sự đổi mới hơn trong năm 2022, thu hút nhiều người trẻ lựa chọn. Ngành Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe Thời gian qua ngành y tế Việt Nam đã xuất sắc đứng vững, khẳng định vai trò quan trọng của mình trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Các dịch vụ y tế cũng được áp dụng công nghệ, thúc đẩy chăm sóc sức khỏe từ xa, nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Mức lương cơ bản của ngành này tại Việt Nam theo trang Cao Đẳng Việt Mỹ rơi vào khoảng từ 6-15 triệu/tháng và còn tiếp tục tăng theo cấp bậc và kinh nghiệm của người làm. Một số trường đào tạo ngành Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ có thể tham khảo như: Trường ĐH Y Hà Nội; trường ĐH Y Dược TPHCM; Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Trường ĐH Y khoa Vinh; Trường ĐH Y dược Huế; Học viện Quân y…. Thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang thay đổi qua từng ngày. Khách hàng hiện nay đang cần các dịch vụ chăm sóc sức khỏe riêng tư với chất lượng tốt hơn, đây cũng là một tín hiệu tốt tạo cơ hội việc làm cho nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn ngành học này trong những năm tới. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Theo thống kê trong 3 năm tới, lĩnh vực Logistics cần khoảng 18.000 lao động. Tương lai của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới. Theo tổng cục Thống kê, mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics tại Việt Nam vào khoảng 6.000.000 - 7.000.000 VND/tháng; mức lương trung bình của vị trí Quản lý Logistics là 3,000 - 4,000 USD/tháng và Giám đốc Chuỗi cung ứng là 5,000 - 7,000 USD/tháng. Một số đơn vị uy tín đào tạo ngành học này bao gồm: ĐH Giao thông Vận tải TPHCM; Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TP.HCM; ĐH Ngoại Thương cơ sở 2; Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam; Đại học Bách Khoa TP.HCM; Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM… Với tình hình dịch bệnh đang dần giảm bớt và thế giới trở về quỹ đạo phát triển. Trong năm 2022, ngành này được dự đoán có triển vọng tươi sáng, với sự xuất hiện các xu hướng mới đóng vai trò trụ cột trong thị trường chuỗi cung ứng Việt. Thiết kế đồ họa Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Thiết kế đồ họa. Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, thậm chí sinh viên còn trên ghế nhà trường vẫn có khả năng tạo ra thu nhập bằng việc nhận xin thực tập, làm việc part-time ở các công ty, doanh nghiệp với mức lương khởi điểm từ 8-10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm; từ một đến hai năm kinh nghiệm là 12-15 triệu/tháng. Một số trường đào tạo ngành thiết kế đồ hoạ tiêu biểu có thể kể đến là: Đại học RMIT Việt Nam; Đại học FPT; Đại học Hoa Sen; Đại học Văn Lang; Đại học Kiến trúc TPHCM; Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh… Theo một thống kê, kết quả tìm kiếm trên Google với từ khóa “việc làm thiết kế đồ hoạ” trả về khoảng 38.800.000 kết quả trong vòng 0,79s đủ để thấy nhu cầu nhân lực của thị trường này lớn như thế nào. Trong năm 2022 trở đi, ngành học này được dự đoán vẫn tiếp tục là top ngành hot được nhiều bạn trẻ săn đón. Trên là danh sách các ngành nghề xu hướng của năm 2021 và dự đoán vẫn sẽ tiếp tục Hot trong năm 2022 và trong tương lai. Với bạn thì ngành nghề nào sẽ Hot trong năm 2022, hãy để lại comment nhé ! Nguồn Kenh14
Tổng hợp Top 6 ngành hot nhất trong năm 2022: Ra trường mức lương 20 - 30 triệu/tháng là quá bình thường … content media
0
0
3
Camellia
Jan 02, 2022
In Chia sẻ kinh nghiệm
Ngoài cách nói "Happy New Year", bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để gửi đến bạn bè, người thân những lời chúc tốt đẹp trong năm mới. 1. You are in my heart. May you and your family have the happiness and prosperity in New Year (Bạn luôn trong trái tim tôi. Chúc bạn và gia đình có một năm mới hạnh phúc và thịnh vượng). 2. Have a great New Year’s celebration with your family (Chúc cậu một kỳ nghỉ lễ năm mới tuyệt vời cùng gia đình). 3. To be with you, every moment is a special time. I hope you have a great new year. I wish you a very happy New Year (Ở bên cạnh bạn, mọi khoảnh khắc đều đặc biệt. Tôi hy vọng bạn có một năm mới tuyệt vời. Tôi chúc bạn một năm mới vui vẻ). 4. New experiences, new joys, new successes and always ahead: wishing you a very happy New Year (Những trải nghiệm mới, niềm vui mới, thành công mới và luôn tiến về phía trước: Chúc bạn một năm mới hạnh phúc). 5. A New Year with a fresh start. Happy new year (Một năm mới với một khởi đầu mới. Chúc mừng năm mới). 6. An old year passed, a new year has come. I wish you will get achievements of your dreams (Năm cũ trôi qua, năm mới đã đến. Chúc bạn sẽ thành công với những ước mơ của mình). 7. May you and your beloved people have a wonderful time in new year (Chúc bạn và những người thân yêu của bạn có một khoảng thời gian tuyệt vời trong năm mới). 8. Success and happiness are in your hands. You will get over difficulties and will be the winner (Thành công và hạnh phúc nằm trong tay bạn. Bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn và là người chiến thắng). 9. I wish in years you will have a good health, plain sailing in your work and your life (Tôi chúc bạn năm mới khỏe mạnh, thuận buồm xuôi gió trong công việc và cuộc sống). 10. A New Year is coming. May your new year be full the happiness and your days be full of brightest promises (Một năm mới đang đến. Chúc bạn năm mới đầy hạnh phúc và triển vọng). 11. May sincere blessing surround your splendid life (Cầu mong cho phước lành bao quanh cuộc sống an lành của bạn). 12. Best wishes to you. A year filled with great joy and prosperity (Những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến bạn. Một năm mới tràn đầy niềm vui, thịnh vượng). 13. Every dream comes true with you in new year days. Happy New Year, with my love (Mọi ước mơ đều trở thành hiện thực trong năm mới .Chúc mừng năm mới với tình yêu của tôi). 14. May the new year bring to you love and lucky on your path towards your choice (Cầu chúc năm mới mang đến cho bạn tình yêu và đem đến cho bạn ánh sáng trên con đường mà bạn đã chọn). 15. I wish new year coming will bring you peace and prosperity (Tôi ước năm mới sẽ đem an lành và thịnh vượng đến với bạn). Nguồn: Vnexpress
15 câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Anh content media
0
0
4
Camellia
Dec 23, 2021
In Chia sẻ kinh nghiệm
Thầy Quang Nguyen, giáo viên tiếng Anh, chia sẻ về tầm quan trọng của việc thành thạo giảm âm, nuốt âm khi nghe tiếng Anh. Khi nói đến phát âm tiếng Anh, nhiều người nghĩ chỉ là học về âm, nhưng hiểu như thế chưa đủ. Học phát âm bao gồm rất nhiều nội dung khác, như trọng âm, giai điệu, nói theo cụm... Bài viết dưới đây nói về một khía cạnh quan trọng của phát âm tiếng Anh, giúp cho người học tự tin khi nghe - giảm âm và nuốt âm. Hầu hết lý do mình gặp khó khăn khi nghe tiếng Anh liên quan đến giảm âm (reduction) và nuốt âm (elision). Giảm âm là việc không phát âm đầy đủ một âm, ví dụ "for" nghe giống "fer". Còn nuốt âm là không phát âm nào đó, ví dụ "kind of" nói thành "kinda". Sau đây là một vài câu chuyện liên quan tới giảm âm, nuốt âm mà mình trải qua. Super salad Hồi đó mới quay lại Mỹ năm 2017, mình vào cửa hàng pizza gọi món. Bạn bồi bàn hỏi: "OK, so for aptertizer, would you like super salad?". Mình tròn mắt ngạc nhiên, hỏi lại: "Super salad? Sorry, I don’t get that". Bạn ý nói rõ lại từng từ: "Would you like soup or salad?". Mình cười: "Salad, please". Đây là hiện tượng giảm âm, vì mình kỳ vọng từ "or" được nói rõ ràng, nhưng người ta giảm âm thành "er". Sau đó, từ "soup" nối âm với "er" nghe thành "super". Sau này, mình biết vậy nên không bao giờ nghe sai nữa. Pizza paper Ở Mỹ được hai năm, một hôm, con trai mình đi học về kể với mẹ về chuyện nghe nhầm tiếng Anh. Thầy giáo nói "Give me a Pizza paper, please", cậu không hiểu vì sao lại có "Pizza paper". Là thạc sĩ ngôn ngữ học, vợ mình hiểu ngay ra vấn đề và giải thích với con "Did he mean piece of paper". Chàng trai cười khoái chí vì mẹ đã giải thích đúng. Trong trường hợp này, con mình nhầm do nghe không quen. Cụm "A piece of paper" hay được đọc nhanh thành "a piece /ə/ paper" - âm /f/ trong từ "of" bị nuốt đi, vì có phụ âm /p/ đứng ngay sau nó. Thành thử ra, âm /s/ ở cuối từ /pis/ với âm /ə/ trong nghe như /pis-əv/, cũng gần na ná với từ "pizza" /ˈpitsə/ (có âm /t/, chặn một cái). Phân tích thì phức tạp thế thôi, chứ học để dùng thì nắm nguyên tắc một chút, nghe nhiều và nói nhiều một chút sẽ quen. Other any... Trong một lần nghe đài "Michigan radio", mình nghe có câu: "Other any private companies that can provide the service?". Đoạn này đang nói về tình hình khan hiếm ở Nam Sudan do chiến tranh. Mình đã nghĩ "Câu này là sao nhỉ, sao lại other ở đây?". Mãi mình mới ngẫm ra, người ta hỏi "Are THERE any private companies that can provide the service?". Từ "there" bị giảm đi, nghe thành "ther" nên nghe cả cụm thành "other". Thế mới biết, học phát âm rất hữu dụng trong nghe. Có thể thấy, trong nghe tiếng Anh, giảm âm với nối âm, nuốt âm, biến âm là những hiện tượng khiến nhiều người học ở Việt Nam gặp khó khăn nhiều nhất, dễ gây hoang mang nhất. Nếu được học đầy đủ, chưa chắc bạn nghe đã ra hết 100%, nhưng cùng với thực hành và chiêm nghiệm, dần dà bạn sẽ nghe sẽ không sót từ nào cả. Đáng tiếc, do nhận thức sai lầm (rằng phát âm thì chỉ học về âm) mà rất ít người học phát âm tiếng Anh thành thạo về giảm âm và nuốt âm, nên họ bỏ lỡ cơ hội để có thể nghe tự tin và nói tiếng Anh tự nhiên. Nguồn: Vnexpress
Kinh nghiệm nắm bắt giảm âm, nuốt âm khi nghe tiếng Anh content media
0
0
3
Camellia
Dec 19, 2021
In General Discussion
"Vaxxed", "variant" hay "languishing" là những từ tiếng Anh được sử dụng phổ biến và rất đáng nhớ khi nói về năm 2021. 1. Vaxxed Oxford Languages, công ty phát hành từ điển tiếng Anh Oxford, đã chọn "vax" - từ viết tắt của vaccine, là từ của năm 2021 và điều này không khó hiểu. Khi nhiều quốc gia triển khai tiêm chủng phòng Covid-19, "vaxxed" được lựa chọn là một trong những từ đáng nhớ nhất. Với hậu tố "ed", từ này mô tả người đã được tiêm vaccine Covid-19. Hiện, các doanh nghiệp đều yêu cầu người đã được tiêm phòng đầy đủ (fully vaccinated) chứng minh được việc đó (proof of vaccination), trong bối cảnh vẫn có người không đồng ý tiêm vaccine (anti-vaxxer) vì nhiều lý do. 2. Variant Từ "variant" (biến thể) trở nên phổ biến khi Delta - biến thể Covid-19, dễ lây lan và lây lan nhanh. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12/2020 và gia tăng mạnh mẽ ở Mỹ vào mùa hè năm 2021. Biến thể Delta đe doạ việc nới lỏng giãn cách xã hội, dẫn đến sự nổi tiếng của meme "My Fall plans/Delta": người dùng mạng xã hội để hai hình ảnh cạnh nhau, trong đó một ảnh mô tả "những dự định cho mùa thu" (My Fall plans) một cách vui vẻ, hạnh phúc; ảnh còn lại chỉ ra rằng đã có chướng ngại cản trở kế hoạch, hay chính là "The Delta variant". 3. Languishing Sau gần hai năm mệt mỏi vì đại dịch, năm 2021 nổi lên một từ để chỉ cảm giác mà nhiều người trên toàn cầu đang trải qua - "Languishing". Từ này mô tả trạng thái chán nản hoặc thờ ơ. "Languishing" không nhất thiết mô tả cảm giác "good" (tốt) hay "bad" (tồi tệ) mà nó thể hiện sự thiếu tập trung, bồn chồn. Mặc dù thuật ngữ này lần đầu tiên được nhà xã hội học Corey Keyes gán cho tình trạng sức khỏe tâm thần nhiều năm trước đại dịch, New York Times đã chỉ ra rằng nó mô tả rất sâu sắc cảm xúc chủ đạo của năm 2021. 4. Hybrid work Một chủ đề nữa của năm 2021 được quan tâm nhờ đại dịch là các hình thức làm việc tương lai. Khi tỷ lệ tiêm chủng giúp nhiều nơi nới lỏng hạn chế đối với các cuộc họp trực tiếp, nhiều tổ chức đã cân nhắc việc quay trở lại làm việc. Tính toán đến các biện pháp phòng dịch cùng tính linh hoạt của nhân viên, nhiều doanh nghiệp bắt khai mô hình "hybrid work", tức là kết hợp giữa làm việc từ xa với làm việc tại văn phòng. 5. The Great Resignation "The Great Resignation" mô tả trào lưu nghỉ việc ồ ạt dẫn đến tỷ lệ nhân viên bỏ việc cao nhất trong lịch sử Mỹ, với khoảng 4,3 triệu người lao động rời bỏ việc làm vào tháng 8, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ. Việc này khiến các công ty đang phải đẩy mạnh tuyển dụng, đưa ra các ưu đãi cạnh tranh để thu hút nhân tài mới. Đây là sự thay đổi đáng chú ý so với việc sa thải liên quan đến Covid-19 vào năm 2020. 6. NFT (non-fungible token) NFT - token không thể thay thế, bùng nổ trong năm 2021. Đây là một chứng chỉ kỹ thuật số được tạo trên công nghệ blockchain nhằm ghi lại quyền sở hữu một tài sản như bộ sưu tập tác phẩm mỹ thuật, âm nhạc, trò chơi. Mỗi NFT mang tính độc nhất, có thể dễ dàng chuyển nhượng. Công nghệ này đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong năm nay khi các hoạ sĩ hay nhạc sĩ bắt đầu bán chúng với số tiền lớn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng đang khai thác sự phổ biến của NFT, chẳng hạn McRib NFT của McDonald's. Nguồn: Vnexpress
Những từ tiếng Anh đáng nhớ nhất năm 2021 content media
1
0
5
Camellia
Dec 15, 2021
In Chia sẻ kinh nghiệm
Nếu khó thuộc lòng các cấu trúc ngữ pháp, muốn sớm giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn hãy thử phương pháp đắm chìm, tạo ra môi trường nói tiếng Anh xung quanh mình. Bạn không phải người duy nhất đang tìm kiếm cách học tiếng Anh dễ dàng. Thực tế, không có cách học tiếng Anh đơn giản nhất, vì mỗi phương pháp lại phù hợp với một người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, kinh nghiệm, thời gian học tập... Tuy nhiên, các nhà khoa học và nghiên cứu ngôn ngữ đã tổng kết lại ba phương pháp dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả với đa số người học tiếng Anh. Phương pháp đắm chìm Còn được gọi là "phương pháp tự nhiên", nếu áp dụng cách học này, bạn cần phải tạo ra môi trường tiếng Anh xung quanh mình. Phương pháp này không chỉ giúp bạn học tiếng Anh mà còn suy nghĩ như người bản xứ. Nó có thể tác động tới cách thức hoạt động của não bộ, giúp não tư duy như người nói tiếng Anh. Theo một số nghiên cứu, bạn có thể nắm bắt tốt tiếng Anh bằng cách học một giờ mỗi ngày, tiếp cận ngôn ngữ này giống một đứa trẻ khi tập nói. Trẻ sẽ học từng từ, ghép chúng với nhau rồi bắt đầu nói trôi chảy. Đó là lý do phương pháp này còn được gọi là "tự nhiên". Hãy thử cách học này nếu bạn: - Đang sống ở một quốc gia nói tiếng Anh. - Gặp khó khăn khi học thuộc lòng các quy tắc ngữ pháp. - Muốn bắt đầu trò chuyện bằng tiếng Anh nhanh hơn. - Tiếp thu tốt nhất thông qua kỹ năng nói và nghe. Nếu đang sống ở một quốc gia nói tiếng Anh, bạn đã đi được nửa chặng đường bởi môi trường xung quanh bạn đều là tiếng Anh. Trong trường hợp không may mắn như vậy, bạn có thể tham khảo một số bước sau: - Thay đổi ngôn ngữ trên điện thoại, mạng xã hội và bất kỳ trang web nào bạn hay sử dụng sang tiếng Anh. - Tham gia các nhóm online và offline để giao tiếp tiếng Anh. - Xem TV và phim bằng tiếng Anh. Ngay cả khi không hiểu mọi thứ, bạn vẫn có thể học được điều gì đó. - Xem tin tức và nghe radio bằng tiếng Anh. Nhìn chung, hãy biến tiếng Anh thành ngôn ngữ đầu tiên bạn nhìn thấy mỗi ngày. Phương pháp lớp học Cách học này không hoàn toàn mang nghĩa bạn cần tham gia các lớp học tiếng Anh một cách chính thức. Nó ám chỉ quy trình tiếp cận tiếng Anh của bạn tương tự với cách dạy của nhiều lớp học. Theo đó, hãy bắt đầu với các quy tắc ngữ pháp, chính tả và các bài học từ vựng. Hãy thử phương pháp này nếu bạn thuộc các trường hợp: - Hứng thú với ngữ pháp. - Không thoải mái với việc giao tiếp nếu như chưa nắm chắc ngữ pháp và từ vựng. - Thích học vào một khung thời gian nhất định hơn là quanh quẩn cả ngày với tiếng Anh. - Muốn hiểu sâu sắc, thay vì chỉ biết nói tiếng Anh. - Tiếp thu tốt trong môi trường lớp học. Để áp dụng phương pháp này, bạn cần vài chỉ dẫn. Đó có thể là một lớp học chính thức hoặc ai đó đóng vai trò là gia sư cho bạn. Người đó sẽ cho bạn biết khi nào bạn dùng sai ngữ pháp và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Bạn có thể mua sách giáo khoa, tập trung cung cấp ngữ pháp, từ vựng, hoặc tận dụng một số tài nguyên trực tuyến để làm bài kiểm tra. Một số website hữu ích để bạn tiếp cận phương pháp này: Verbling, Wyzant, Exam English, Grammar-Quizzes... Phương pháp kép Khi kết hợp hai cách học trên với nhau, chúng được gọi là phương pháp kép, nghĩa là bạn bắt đầu tiếp cận tiếng Anh theo cách học trên lớp, sau đó đắm chìm với ngôn ngữ này. Hãy thử phương pháp kép nếu bạn: - Có thời gian cho cả việc học trên lớp và tự đắm chìm. Lợi ích của việc này là thời gian nhiều hơn, đồng nghĩa với tiến bộ nhanh hơn. - Học tốt trong môi trường lớp học nhưng muốn học thêm giao tiếp. - Đang tham gia các khóa học được dạy bằng tiếng Anh. - Có trình độ tiếng Anh trung cấp hoặc cao cấp. Khi đã có nền tảng tiếng Anh nhất định, phương pháp này khá hữu dụng và giúp bạn tích lũy được nhiều hơn. Tuy nhiên, hãy cố gắng cân bằng để không rơi vào tình trạng nhồi nhét. Bạn nên học từ và cấu trúc mới vào buổi sáng, sau đó luyện tập chúng trong phần còn lại của ngày. Ngoài ra, bạn có thể hẹn gặp gia sư hoặc bạn học hàng tuần để thực hành những gì mình mới học được. Nguồn: Vnexpress
Ba phương pháp học tiếng Anh dễ áp dụng content media
0
0
2
Camellia
Dec 11, 2021
In Chia sẻ kinh nghiệm
Tại sao "make" và "do" thường bị nhầm lẫn? Trong nhiều ngôn ngữ, chẳng hạn tiếng Italy và Tây Ban Nha, chỉ có một động từ được dùng mang cả nghĩa "làm, thực hiện" của "make" và "do". Do đó, những người đến từ các quốc gia này và người học tiếng Anh với tư cách ngoại ngữ thường xuyên nhầm lẫn giữa hai từ này. Bên cạnh đó, "make" và "do" cũng khó phân biệt vì không có quy tắc tiêu chuẩn nào giải thích cách dùng của hai từ một cách hoàn chỉnh. Chưa kể, chúng lại thường xuyên xuất hiện, là thành phần không thể thiếu của nhiều cụm động từ. Các bạn cùng phân biệt nhé ! KHI NÀO DÙNG "MAKE" ? 1. MAKE được sử dụng để chỉ ra nguồn gốc của một số sản phẩm hoặc vật liệu được sử dụng để làm một cái gì đó: The house was made of wood – ( Ngôi nhà được làm bằng gỗ ) Wine was made from grapes. – ( Rượu vang được làm từ nho ) Straws was made by plastic – ( ống hút được làm bằng nhựa ) Made in Vietnam – ( sản xuất tại Việt Nam ) Made by me – ( Được làm bởi tôi ) 2. Chúng ta sử dụng MAKE chỉ việc gây ra một hành động hay phản ứng : Chili make your tongue feel hot – ( Ớt làm cho lưỡi bạn thấy nóng ) You make me happy ( Bạn làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc ) 3.Sử dụng MAKE với một số danh từ nói về kế hoạch hay quyết định : Make the arrangements Make a choice Make a decision 4. Sử dụng Make với các danh từ về việc nói và một số tiếng động : Make a noise Make a speech Make a suggestion 5. Sử dụng MAKE để nói về việc nấu nướng : Make a cupcake Make a cup of coffee Make dinner Make a dishes. KHI NÀO SỬ DỤNG ĐỘNG TỪ "DO"? 1. Khi nói về hành động làm việc, công việc hay nhiệm vụ ( Work, jobs, tasks ). Chú ý rằng công việc không tạo ra một đối tượng vật chất nào: Have you done your homework? – Cậu đã làm xong bài tập về nhà chưa ? I should start doing the housework now. Because my mom will come back home soon – Tôi nên bắt đầu dọn dẹp nhà cửa ngay, vì mẹ tôi sẽ về nhà sớm thôi I wouldn’t like to do that job – Tôi không thích làm công việc này 2. DO được sử dụng khi chúng ta đề cập đến các hoạt động chung chung, không nói đến cụ thể một việc gì ví dụ như : thing, something, nothing, anything, everything… Hurry up! I’ve got things to do – ( Nhanh lên nào! tôi còn một số việc để làm nữa ) Do something to help her ! – ( Làm gì đó để cứu cô ấy đi ! ) I have nothing to do! – ( Tôi không có gì để làm cả ! ) 3. Đôi khi chúng ta sử dụng DO để thay thế một số động từ mang ý nghĩa rõ ràng hoặc hiển nhiên cho hành động đang làm. Điều này thường gặp trong cách nói thân mật trong tiếng Anh. Do I need to do my tooth ? – ( do = brush ) Have you done the clothes yet ? – ( done = washed ) Lưu ý : DO cũng được sử dụng như một trợ động từ (dùng để đặt câu hỏi. VD: Do you like to play soccer ?). MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ VỀ CÁCH PHÂN BIỆT DO VÀ MAKE: DO : Do a crossword – (Giải câu đố) Do damage/do harm – (Gây hại, làm hại) Do good/badly – (Làm …tốt / tệ) Do time – ( go to the prison = go to prison ) Do your best – ( cố gắng hết sức mình = try one’s best ) MAKE : make a mistake – ( phạm lỗi ) make an exception – ( đưa ra một ngoại lệ ) make an effort -( nỗ lực ) make love to SO – ( tán tỉnh, tỏ tình với ai ) make a mess ! ( sao lại bừa bộn quá vậy ! ) make friends – ( kết bạn ) make a move – ( chuyển đổi, xê dịch ) make a payment – ( thanh toán ) make a profit – ( kiếm lãi ) make time – (dành thời gian làm gì + to V) make your bed – ( chuẩn bị giường để đi ngủ ) make sure – ( chắc chắn điều gì đó ) Make a list – ( làm một danh sách các công việc ) Trên đây là tổng hợp chi tiết cách phân biệt DO và MAKE. Các bạn nhớ đọc kĩ để tránh mắc sai lầm trong việc sử dụng 2 từ này trong một câu hoàn chỉnh nhé. Chúc các bạn học thật tốt để đạt kết quả cao nhất LOVE Nguồn: Sưu tầm
Phân biệt sử dụng 'make' và 'do' ít người biết content media
0
0
3
Camellia
Dec 10, 2021
In General Discussion
Sau khi đã tìm hiểu các từ lóng trong Tiếng Anh – Mỹ thì chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến bạn học các từ lóng trong tiếng Anh – Anh. Việc hiểu rõ ý nghĩa và vận dụng vào đúng ngữ cảnh sẽ giúp bạn giao tiếp thông thạo hơn. Cùng xem chi tiết nhé! 1. Cuppa Đây là từ lóng Tiếng Anh – Anh được người bản xứ sử dụng phổ biến hàng ngày khi muốn gọi một món đồ uống nào đó. “Cuppa” được viết tắt từ cụm “Cup of”. Thay vì nói rõ “Cup of tea” hoặc “Cup of coffee” thì bạn chỉ cần nói “Cuppa” là mọi người sẽ hiểu “1 cốc trà” hoặc “1 cốc cà phê”. Ví dụ: Would you like a cuppa? – Of course, thank you. Bạn có muốn một cốc cà phê không? – Tất nhiên rồi, cảm ơn nhé 2. Cheeky “Cheeky” được dùng trong ngữ cảnh để chỉ một sự thiếu tôn trọng hoặc thô lỗ, tuy nhiên từ này vẫn nằm trong mức độ nhẹ và không quá nghiêm trọng. Khi bạn muốn khuyên ai đó không được ăn hay uống những món có hại cho sức khỏe thì từ “cheeky” được vận dụng lúc này là hoàn toàn phù hợp Ví dụ: Did you just eat that chicken? That’s cheeky - Bạn vừa mới ăn món gà đó à? Nó tệ quá 3. Mate Từ lóng trong Tiếng Anh – Anh hay sử dụng để nói về “người bạn” của mình thì có thể dùng “Mate”. Trong một số trường hợp khác thì “Mate” còn có thể mang nghĩa chỉ người lạ (đàn ông với nhau), chẳng hạn như trong một quán ăn, trên các phương tiện công cộng hoặc trong quán bar,… Ví dụ: I’m going out with my mates - Tôi sẽ đi chơi với bạn của mình Can you pass me the salt mate? - Anh có thể chuyển cho tôi lọ muối được không? 4. Bum “Bum” có nghĩa là khi bạn nhận hoặc xin xỏ một món đồ nào đó từ đối phương mà không cần trả tiền. Từ này thường được sử dụng khi giao tiếp với những người bạn thân thiết với nhau. Cùng tham khảo ví dụ minh họa sau đây để hiểu hơn nhé! Ví dụ: Can I bum a pencil? - Có thể cho tớ cây bút chì này được không? 5. Sherbets Trong từ điển tiếng lóng Anh – Anh, “sherbets” được dùng để nói đến những cốc bia hay loại nước có gas ngọt và thường trong trường hợp mời uống. Khi những người bạn lâu ngày gặp nhau và muốn làm vài cốc vui vẻ thì có thể vận dụng “sherbets” vào ngữ cảnh này. Ví dụ: Do you want a few sherbets on the weekend? - Bạn có muốn uống một vài cốc bia với tôi vào cuối tuần không? 6. Bloody Đây là một trong những tiếng lóng chửi thề trong Tiếng Anh. Nếu “Bloody” trong từ vựng thông thường chỉ những thứ đã bị nhuốm máu thì trong từ lóng nó mang nghĩa nhấn mạnh một việc hoặc sự vật nào đó gây sự bất ngờ, không nghĩ có thể xảy ra được. Mời bạn tham khảo chi tiết ví dụ sau: Ví dụ: The game last night was bloody good! – Trận đấu tối qua hay không thể tin được! 7. Trollied Trolly trong từ vựng thông thường được dùng để nói những chiếc xe đẩy hàng trong siêu thị. Khi chuyển thể sang tính từ “trollied” thì nó mang nghĩa là say xỉn, say rượu. Đây cũng là từ lóng trong Tiếng Anh được người bản xứ sử dụng phổ biến hàng ngày. Ví dụ: She had too many sherbets last night. She was trollied – Cô ấy uống quá nhiều bia vào tối qua. Cô ấy đã bị say. Do tiếng lóng mang tính địa phương, bạn không nên sử dụng chúng trong ngữ cảnh trang trọng hoặc khi viết văn học thuật. Vậy nên hãy sử dụng từ lóng trong Tiếng Anh một cách phù hợp nhé ! Nguồn: Sưu tầm
Các từ lóng trong tiếng Anh – Anh content media
0
0
8
Camellia
Dec 10, 2021
In Tám chuyện thời cuộc
Sáng 10.12, học sinh một số trường học ở TPHCM đã đến trường, làm quen phương án phòng, chống dịch. Để chuẩn bị cho buổi đi học chính thức từ 13.12, sáng nay, hơn 500 học sinh khối 9 của Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TPHCM) đến trường theo 4 khung giờ ở cổng chính, mỗi thời điểm cách nhau 15 phút, bắt đầu từ 6h45. Từ ngoài cổng, học sinh được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn rồi đi thẳng lên lớp theo hướng dẫn. Trường đã tổ chức tách đôi lớp, mỗi lớp có khoảng 20 học sinh ngồi giãn cách theo sơ đồ. Số thứ tự và tên học sinh được dán trên mép bàn để cố định vị trí ngồi. Các phòng có một giáo viên chính và một phụ, cùng hỗ trợ lớp học đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Ở tầng trệt, trường chuẩn bị ba phòng xử lý F0, một phòng theo dõi sức khoẻ. Bà Hứa Thị Diễm Trâm - Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập cho hay: Theo thăm dò trước đó, trường nhận được 91% ý kiến đồng thuận của phụ huynh. Nếu thí điểm ổn định, sẽ tạo được sự yên tâm cho phụ huynh các khối khác tiếp tục cho các em đến trường. Trong hai tuần thí điểm, nhà trường dạy 5 buổi, mỗi buổi 4 tiết. Giờ ra về, các em cũng được chia thành 4 khung giờ. Bà Trâm nhấn mạnh một trong những điều quan trọng khi trường mở cửa là tránh lúng túng, bị động nếu gặp F0. Phương án này trường chuẩn bị kỹ theo đúng hướng dẫn của Sở Y tế. Theo đó, khi có F0 tại trường, học sinh được cách ly tại phòng theo dõi, giáo viên và bạn học trong lớp được test nhanh. Nếu không có dấu hiệu bất thường, học sinh di chuyển qua phòng dự trữ, ngồi theo đúng sơ đồ lớp cũ để tiếp tục học. Để đón học sinh trở lại, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) trang bị 3 máy đo nhiệt độ hồng ngoại, 3.000 khẩu trang y tế, 200 bộ đồ bảo hộ, 50 bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 và nhiều máy rửa tay tự động. Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường cho hay sáng nay, nhà trường tiếp nhận 555 học sinh lớp 12 đến nghe phổ biến chương trình học tập. Số lượng học sinh vắng mặt là 37 em, chủ yếu do đang thực hiện cách ly tại nhà. Giáo viên chủ nhiệm của các lớp đã tập huấn cho học sinh về tình huống khi có F0 tại trường và quy trình di chuyển để đảm bảo giãn cách khi đi học. Bên cạnh đó, thầy, cô cũng thông báo thời khóa biểu bao gồm các môn học trực tiếp và trực tuyến trong thời gian tới. Ở Quận 1, Trường THPT Trưng Vương cũng cho học sinh khối 12 cũng đến trường sáng nay chuẩn bị cho ngày học trực tiếp. Từ cổng, học sinh được nhân viên trường kiểm tra sức khoẻ, cho rửa tay sát khuẩn. Giáo viên chủ nhiệm dành hơn 45 phút phổ biến cho học sinh kế hoạch phòng chống dịch của trường, thời khoá biểu và phương án xử lý tình huống khi có F0 hoặc người nghi nhiễm tại trường. Tương tự, tại Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1), học sinh khối 9 được tập trung hai ca để học tập về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nghe phổ biến về kế hoạch học tập của nhà trường. Nhà trường tổ chức phân luồng học sinh theo cả hai cổng trên đường Nguyễn Du và đường Đặng Trần Côn, bố trí giáo viên, nhân viên hướng dẫn học sinh đo thân nhiệt và rửa tay với dung dịch sát khuẩn Theo kế hoạch, từ sáng 13.12, học sinh lớp 9 và 12 trên toàn thành phố sẽ đi học trở lại. Ông Lê Duy Tân - Trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở GDĐT TPHCM cho biết, qua khảo sát có khoảng 80% phụ huynh học sinh ở 2 khối đồng ý cho con đi học trực tiếp. Hiện nay, TPHCM có hơn 88.000 học sinh khối 9 và trên 66.000 học sinh khối 12. Sau 2 tuần thực hiện thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp, các trường sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm trước khi quyết định mở rộng thêm đối tượng học sinh đến trường. Nguồn: Lao động
Những học sinh đầu tiên của TPHCM đến trường sau 7 tháng content media
0
0
2
Camellia
Dec 10, 2021
In General Discussion
Nghe được câu "We would die for this food in prison" trong một bộ phim, thầy Quang Nguyen phải đoán nghĩa rồi kiểm tra từ điển. Thầy Quang Nguyen, giáo viên tiếng Anh với 20 năm kinh nghiệm, chia sẻ về việc giải mã các cụm từ, cách diễn đạt khi nghe tiếng Anh: Hôm trước xem phim tiếng Anh, mình thấy có dòng hội thoại: "We would die for this food in prison". Cô này ở tù một thời gian, giờ ra ngoài và đi làm giúp việc cho một gia đình Mỹ. Mình thoáng giật mình. Như vậy là "food" (thức ăn) tốt hay xấu? Cụm "die for" mình nhớ đã gặp từ hồi học tiếng Anh ở phổ thông, nhưng nghe thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Nhưng qua bối cảnh, mình nghiệm ngay ra, chắc hẳn đây phải là nghĩa tốt, lý do là sau khi nói xong thì nhân vật chính "vơ vét" luôn hết đống đồ ăn. Mình đoán, "die for the food" chắc hẳn mang nghĩa là người ta sẵn sàng vì đồ ăn kiểu như vậy mà hy sinh. Có nghĩa là cái đồ ăn này tuyệt vời quá. Kiểm tra từ điển thì thấy đúng như vậy. Giải mã nghĩa của từ/cụm từ là một trong những kỹ năng quan trọng khi nghe tiếng Anh. Đối với nhiều người, chỉ cần nghe được thành một câu: "We would die for this food in prison" đã là một thành công lớn rồi. Nhưng nghe được từ khóa và câu sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều lắm nếu bạn không hiểu hoặc hiểu sai. Ví dụ, nếu bạn hiểu "die for this food" có nghĩa là "chết vì thức ăn này", bạn sẽ hiểu sai hoàn toàn ý người nói. "Die for" là một "phrasal verb" có nghĩa là "rất thích". Nó khác nghĩa hoàn toàn với cụm "die of", nghĩa là chết vì cái gì đó. Khi nghe tiếng Anh, phát âm tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc "bắt từ", nhưng sau khi bắt được, bạn cần phải giải nghĩa chính xác từ đó. Việc giải nghĩa nhầm là phổ biến, quan trọng nhất là bạn phải học được từ những sai lầm đó để lần sau không mắc phải sai lầm tương tự. Ví dụ một lần khi vừa lái xe, vừa nghe đài về lực lượng lao động ở Mỹ trong đại dịch. mình nghe người nói bàn về sự khan hiếm nguồn nhân lực để phục hồi kinh tế. Phần này có đoạn: "A lot of people have been punching in for work right now". Mình nghe "punch in for work" và dựa trên bối cảnh thì đoán cụm này nghĩa là: "nhiều người đang cố gắng xin việc". Lý do là từ "punch" có nghĩa là đấm, làm mình liên tưởng tới việc "cào cấu để xin việc". Mình lưu ý trong đầu để kiểm tra lại sau. Nhưng khi về nhà kiểm tra lại, "punch in for work" có nghĩa là "điểm danh khi làm việc", hay nói cách khác là đi làm. "Punch" trong hoàn cảnh này có nghĩa là "bấm thẻ" để điểm danh (bây giờ quẹt thẻ rồi, mà người ta vẫn dùng từ cũ). Cả đoạn có nghĩa là "mặc dù nguồn lực đang khan hiếm, nhiều người Mỹ vẫn đi làm chăm chỉ". Hóa ra là vậy! Kể thêm một chuyện nữa, hồi còn ở Mỹ, nhóc nhà mình chơi với một bạn gái tên Lilly, tương đối hiếu động. Một lần nói chuyện với mẹ Lilly, cô ấy bảo: "She runs all the time, if I could bottle her energy, that'd be good". Mình nghe tiếng đục tiếng trong, "bottle" rồi "energy", nghĩ là cô ấy nói gì đó về "energy drink", nên trả lời một câu chẳng ăn khớp gì. Đến lúc cô ấy nói lại mới hiểu ý là "nếu cái năng lượng đó mà đóng chai được thì tốt". Như vậy thì con gái sẽ đỡ nghịch. Trong nghe tiếng Anh, thông thường bạn sẽ chỉ có khoảng 2-3 giây tối đa để hiểu nghĩa của người nói, nếu không bạn sẽ mất thông tin (khi nghe đài chẳng hạn) hoặc khiến cuộc nói chuyện trở nên mất tự nhiên. Để nghe tốt, bạn cần phải nghe được từ khóa một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, bước tiếp theo là phải hiểu chính xác ý của người nói. Để làm được việc này, bạn sẽ phải mắc lỗi rất nhiều lần, và học từ lỗi lầm của mình. Càng mắc nhiều lỗi và ghi nhớ, khả năng nghe của bạn càng tiến bộ. Do đó, cách duy nhất đảm bảo sự thành công trong khả năng nghe là phải hình thành thói quen nghe tiếng Anh 30-45 phút mỗi ngày. Khi nghe đều đặn, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều cách diễn đạt. Đây là cơ sở để bạn mắc lỗi và tiến lên phía trước. Nguồn: Vnexpress
0
0
1

Camellia

Admin
More actions
bottom of page