Tuan Minh | Forum Posts
top of page

Forum Posts

Tuan Minh
Nov 25, 2021
In Tiếng Anh giao tiếp
"How long have you been working here?", "I’m not so sure about that"... là những câu không thể thiếu tại nơi làm việc. Bài viết dưới đây - của tác giả Hoàng Ngọc Quỳnh, 8.5 IELTS Speaking - chia sẻ với bạn những câu nói tiếng Anh được dùng nhiều trong giao tiếp công việc. 1. Giao tiếp với đồng nghiệp How long have you been working here? (Bạn làm việc ở đây bao lâu rồi?) Cấu trúc này được dùng để hỏi về khoảng thời gian mà một ai đó đã gắn bó với công việc, công ty hay bộ phận của họ. Ví dụ: - How long have you been working here? ( Bạn làm việc ở đây bao lâu rồi?) - I’ve been working here for five years. (Tôi làm việc ở đây năm năm rồi) How long does it take you to get to work? (Bạn đi đến cơ quan mất bao lâu?) Câu này dùng để hỏi về khoảng thời gian để đến cơ quan của đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cấu trúc "How long does it take somebody to do something?" để hỏi đồng nghiệp về việc họ mất bao lâu để hoàn thành công việc nào đó. Ví dụ: - You’re late again. How long does it take you to get to work? (Bạn lại đến muộn rồi. Bạn đi đến cơ quan/công ty mất bao lâu?) - About one hour. (Khoảng một tiếng) - How long does it take you to get this done? (Bạn mất bao lâu để xong việc này?) - I’m not entirely sure. At least half an hour. (Mình không chắc lắm. It nhất nửa tiếng) That sounds like a fine idea hoặc That sounds like a good idea (Nó có vẻ là một ý tưởng hay đấy) Bạn sẽ sử dụng mẫu câu này khi muốn tán thành, đồng tình với ý tưởng, ý kiến của đồng nghiệp. Ví dụ: - I think we should have more data for the project. (Tôi nghĩ chúng ta nên có thêm số liệu cho dự án) - That sounds like a good idea. (Nó có vẻ là một ý tưởng hay) - How about shortening the presentation a bit? We won’t have that much time. (Bạn nghĩ sao về việc cắt ngắn bài thuyết trình đi một chút? Chúng ta không có nhiều thời gian như vậy) - That sounds like a fine idea. (Nó có vẻ là một ý tưởng hay) Sorry to interrupt, but can I ask you something quickly? (Xin lỗi làm phiền bạn, nhưng tôi có thể hỏi nhanh một việc được không?) Khi bạn có thắc mắc và muốn đặt câu hỏi về một vấn đề cho đồng nghiệp, bạn có thể nói câu phía trên hoặc "Sorry to trouble you, can I ask you something?" hay "I have a question that I would like to ask you". Ví dụ: - Sorry to interrupt, but can I ask you something quickly? (Xin lỗi làm phiền bạn, nhưng tôi có thể hỏi nhanh một việc được không?) - Sure, go ahead (Chắc chắn rồi, cậu nói đi) 2. Giao tiếp trong các cuộc họp In my opinion,... (Theo quan điểm của tôi,...) Bạn có thể dùng cụm từ "In my opinion,..." trước khi muốn đưa ra quan điểm, phát biểu ý kiến của mình một cách lịch sự. Ngoài ra bạn cũng có thể nói "To my mind" hoặc "It seems to me that..." hoặc "I think" hoặc "I believe..." hoặc "I suppose..." (Tôi cho rằng...). Ví dụ: In my opinion, we should not launch this product at this time. It’s a bit risky (Theo quan điểm của tôi, chúng ta không nên tung ra sản phẩm vào thời điểm này. Hơi nguy hiểm) It seems to me that we need more people to work on this project (Tôi cho rằng chúng ta cần thêm người làm việc cho dự án này) I suppose that if we give ourselves enough time, we’ll be able to run a successful marketing campaign (Tôi cho rằng nếu chúng ta dành đủ thời gian chuẩn bị chúng ta sẽ có thể có một chiến dịch tiếp thị thành công) You’re absolutely right (Bạn hoàn toàn đúng) Bạn sẽ sử dụng mẫu câu này khi muốn nhấn mạnh rằng ý kiến của đồng nghiệp rất đúng đắn và bạn hoàn toàn đồng tình với họ. Ví dụ: You’re absolutely right. We should invest more in advertising. (Bạn hoàn toàn đúng. Chúng ta nên đầu tư thêm vào quảng cáo) You’re absolutely right. We should know our target audience better before designing the product. (Bạn hoàn toàn đúng. Chúng ta nên hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu trước khi thiết kế sản phẩm) You’re absolutely right. Probably I should ask for help. (Bạn hoàn toàn đúng. Có lẽ mình nên nhờ ai đó giúp đỡ) I’m not so sure about that (Tôi không chắc chắn về việc đó) Khi bạn còn do dự, chưa chắc chắn về một vấn đề hoặc quyết định nào đó, hãy nói "I'm not so sure about that" hoặc "I’m not entirely sure about that". Ví dụ: I’m not so sure about that. How about asking our manager for advice? (Tôi không chắc chắn về việc đó. Hay là nhờ quản lý đưa vài lời khuyên?) I’m not so sure about that. Should we think of a different plan? (Tôi không chắc về điều đó. Hay mình lên kế hoạch khác?) I'm not sure about that. What’s your opinion on this? (Tôi không chắc chắn về việc đó. Ý kiến của bạn thì sao?) 3. Giao tiếp với khách hàng I’m very pleased to meet you (Thật vinh hạnh khi được gặp anh/chị) Bạn sẽ nói "I’m very pleased to meet you" hoặc có thể nói "I’m honored to meet you" khi gặp khách hàng, nhằm thể hiện sự tôn trọng và hân hạnh của bạn khi được làm việc, hợp tác với họ. Ví dụ: - Good morning ma’am. I’m very pleased to meet you. (Chào buổi sáng bà. Thật vinh hạnh khi được gặp bà) - Hello Hoang. Pleased to meet you too! (Xin chào Hoàng. Rất vui khi được gặp cô!) Sorry for keeping you waiting (Xin lỗi đã để anh/chị phải chờ) Trong công việc, đôi khi khách hàng phải chờ đợi, và đây là cách nói lịch sự mà bạn cần nhớ để tránh làm mất thiện cảm với họ. Bạn cũng có thể nói "I’m sorry I kept you waiting" (Xin lỗi tôi đã phải để bạn đợi). Ví dụ: Sorry for keeping you waiting. My bus was 5 minutes late (Xin lỗi đã để anh/chị chờ. Xe buýt của tôi tới chậm 5 phút) Sorry for keeping you waiting. Should we start the meeting now? (Xin lỗi đã để anh/chị chờ. Chúng ta bắt đầu cuộc họp nhé?) Here’s my (business) card (Đây là danh thiếp của tôi) "Here's my business card" là cách bạn để lại thông tin liên lạc của mình cho khách hàng, trong trường hợp họ cần sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ từ bạn. Ví dụ: If you have any questions, please contact me. Here’s my business card (Nếu anh/chị có bất cứ câu hỏi gì, vui lòng liên hệ với tôi. Đây là danh thiếp của tôi) By the way, here’s my card. Don’t hesitate to contact me any time! (À đây là danh thiếp của tôi. Đừng ngại liên lạc với tôi bất cứ lúc nào nhé!) Hoàng Ngọc Quỳnh - Vnexpress
0
0
4
Tuan Minh
Nov 17, 2021
In Tiếng Anh giao tiếp
Với ngoại hình, bạn có thể dùng "lanky" (cao lêu nghêu), "slim" (mảnh khảnh), "Skinny" (da bọc xương). Ngoại hình Để mô tả ngoại hình ai đó, bạn thường dùng tính từ. Mỗi từ này sẽ có các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Khi biết càng nhiều, bạn càng có vốn từ phong phú cho việc mô tả. Chẳng hạn: - Chiều cao: Có thể dùng hai tính từ cơ bản "tall" (cao) và "short" (thấp). Một người gầy và cao sẽ được gọi là "lanky" (cao lêu nghêu). Để nói ai đó thấp và nhỏ, bạn có thể dùng "petie". Nếu nói về một đứa trẻ, hãy dùng "pint-sized". - Cân nặng: Một người nặng hơn mức trung bình là "curvy" (thân hình hấp dẫn, chỉ dùng với phụ nữ), "well-built" (cân đối), "full-bodied" (đầy đặn) hoặc "heavy" (nặng). Bạn cũng có thể dụng cụm "has some meat on their bones" để chỉ người thừa cân một cách thoải mái (có phần trêu chọc, thô lỗ với một người nhạy cảm). Để mô tả người gầy, hãy dùng "thin" (gầy), "slim" (mảnh khảnh), "skinny" (da bọc xương). - Tóc: Mái tóc màu sáng, vàng nhạt có thể dùng tính từ "blonde" để mô tả. Ngoài ra, "a blonde" cũng có nghĩa là một mái tóc vàng. Một người có mái tóc sẫm màu gọi là "a brunette", tóc đỏ là "a redhead". Ngoài màu sắc, bạn cũng cần mô tả người đó có mái tóc "short-haired" (ngắn) hay "long-haired" (dài), "straight" (thẳng) hay "curly" (xoăn). Nếu không có tóc, người đó "bald" (hói, trọc). Với đàn ông, họ còn có "bread" (râu) hoặc "moustache" (ria mép). - Tổng thể: Nếu bạn thấy một phụ nữ "attractive" (hấp dẫn), có thể nói rằng cô ấy "beautiful", "pretty" (xinh đẹp) hoặc "gorgeous" (lộng lẫy). Để khen một người đàn ông đẹp trai, hãy dùng "handsome". Những tính từ được dùng với cả hai giới là "good-looking" (ưa nhìn), "hot" (nóng tính), "not much to look at" (không có nhiều thứ để nhìn = không ưa nhìn) hoặc "ugly" (xấu). Về ăn mặc, những từ phổ biến là "smartly dressed" (mặc lịch sự), "stylish" hoặc "trendy" (hợp thời), "unfashionable" (không hợp thời trang), "frumpy" giản dị. Cách cư xử Khi lo lắng hoặc cảm thấy không ổn, nhiều người có thói quen bộc lộ cảm xúc này thông qua những hành động vô thức, chẳng hạn "tap their fingers" (gõ ngón tay), "crack their knuckles" (bẻ khớp ngón tay), "bite their fingernails" (cắn móng tay) hoặc "chew the tips of their pencils" (nhai đầu bút chì)... Đôi khi, họ "roll their eyes" (đảo mắt) để thể hiện rằng họ đang mỉa mai, không nghiêm túc. Lúc chăm chú suy nghĩ về điều gì đó, họ có thể "tilt their head to the side" (nghiêng đầu sang một bên) hoặc "stick out their tongue" (thè lưỡi). Một số từ thông dụng khác là "rub the back of their neck" (xoay gáy), "sigh a lot" (thở dài) hoặc "clench their hands" (nắm chặt tay). Tính cách Những người "nice", "kind" (tốt bụng) thường nở nụ cười, hay giúp đỡ mọi người. Họ cũng "friendly" (thân thiện) và "generous" (hào phóng). Ngược lại, tính từ để mô tả những người thường khó chịu, xấu xa là "unpleasant", "nasty", "vicious". Để mô tả những người luôn thể hiện sự tôn trọng với người khác, hãy dùng "polite" (lịch sự) và "well-mannered" (cư cử tốt, chỉn chu). Nếu ai đó thô lỗ, không quan tâm đến người khác, bạn dùng từ "rude" và "impolite". Khi họ dùng ngôn từ xấu, hãy mô tả họ bằng từ "vulgar", obscene" (thô tục, tục tĩu). "Smart", "intelligent", "clever" là thông minh. Nếu họ có được điều này nhờ kinh nghiệm, bạn có thể dùng từ "wise" (khôn ngoan). Một người không thông minh có thể hơi "dumb" (đần độn, ngốc nghếch) hoặc "slow" (chậm chạp), nhưng cách dùng hay hơn là "not too bright" (không sáng dạ lắm). Với một người không thích ra ngoài và giao tiếp nhiều, bạn dùng từ "introvert" (hướng nội). Nếu người đó không nói nhiều và không thoải mái khi ở cạnh người khác, họ "shy" (ngại ngùng). Trái ngược với những người hướng nội là "extrovert" (hướng ngoại). Một số tính từ phổ biến khác là "ambitious" (có tham vọng), "fulfilled" (thỏa mãn, mãn nguyện), "funny", "humorous" (vui vẻ, hài hước), "witty" (dí dỏm), "serious" (nghiêm túc), "boring" (nhàm chán), "arrogant", "conceited" (kiêu căng, tự phụ), "show-off" (khoe khoang), "modest" (khiêm tốn). Cảm xúc Có nhiều cách để nói rằng ai đó đang "happy". Họ có thể "alated" (vui vẻ), "exuberant" (hồ hởi), "cheerful" (vui mừng), "delighted" (hài lòng) hoặc "ecstatic" (ngây ngất). Những cảm xúc buồn được mô tả bằng các từ "melancholy" (u sầu), "miserable" (khổ sở)... Khi ai đó nổi điên, bạn dùng từ "angry", "mad" để mô tả. Một người tức giận sẽ có tâm trạng "livid" (xám xịt). Nếu căng thẳng và lo lắng, bạn đã có những từ "stressed", "anxious" để mô tả. Ngược lại, thư thái, bình yên nghĩa là "tranquil", "serene" hoặc "relaxed"... Những từ để mô tả cảm xúc khác gồm "tired" (mệt mỏi), "exhausted" (kiệt sức), "bored" (chán nản). Theo VnExpress
Cách tả người bằng tiếng Anh content media
0
0
7
Tuan Minh
Nov 15, 2021
In Questions & Answers
Trong câu "After running up and down the stairs, I'm ______", bạn chọn đáp án "out of petrol", "out of breath", hay "out of reach". Tham khảo tại : https://vnexpress.net/cach-su-dung-cum-tu-out-of-4384830.html
0
0
4
Tuan Minh
Nov 12, 2021
In Tiếng Anh phổ thông
Bạn cần nắm chắc các phần cơ bản của câu, các loại mệnh đề, loại câu để viết tiếng Anh đúng ngữ pháp. Các phần cơ bản của một câu Câu nào cũng cần ít nhất một động từ và một chủ ngữ. Động từ chỉ hành động còn chủ ngữ là chủ thể thực hiện hành động đó. Ví dụ: "I am waiting" (Tôi đang đợi). Trong đó, "am waiting" là động từ (động từ chính là "wait", được chia ở thì hiện tại tiếp diễn). Chủ thể là "I". Tuy nhiên, câu mệnh lệnh là trường hợp ngoại lệ của quy tắc trên. Trong câu mệnh lệnh, bạn chỉ cần một động từ, chủ thể được hiểu là người mà bạn đang nói chuyện cùng. Ví dụ: "Stop!" (Ngừng lại). Một số câu có thể thêm tân ngữ. Ví dụ: "My buddy lends me their calculator". (Bạn tôi cho tôi mượn máy tính). Trong câu này, "lends" là động từ và "my buddy" là chủ ngữ. "Calculator" là tân ngữ trực tiếp - thứ được cho mượn. Tân ngữ gián tiếp là "me", nằm giữa động từ và tân ngữ trực tiếp. Bạn có nhận thấy chủ ngữ sử dụng đại từ "I" nhưng tân ngữ là "me" không? Đại từ chủ ngữ và tân ngữ khác nhau. Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng đúng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết chỉ ngoại động từ mới có thể sử dụng tân ngữ. Quy tắc ngữ pháp trong câu Ngoài việc biết các phần của một câu, bạn cũng phải tuân theo các quy tắc ngữ pháp: - Viết hoa chữ cái đầu của từ đầu tiên trong câu. - Kết thúc câu bằng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than hoặc dấu ngoặc kép. - Các cấu phần trong câu hầu hết theo thứ tự: chủ ngữ đứng trước, động từ đứng sau rồi đến tân ngữ. - Nếu chủ ngữ là số ít, động từ cũng phải ở dạng số ít. Ngược lại, chủ ngữ ở dạng số nhiều, động từ phải ở dạng số nhiều. Các loại mệnh đề trong câu Nếu mỗi câu đều đơn giản theo công thức "chủ ngữ + động từ + tân ngữ", các bài viết hay sách sẽ nhàm chán. Đó là lý do tiếng Anh đã phát triển một số cấu trúc câu để mọi thứ trở nên thú vị và cung cấp nhiều lựa chọn hơn để nói và viết. Trước khi tìm hiểu các cấu trúc câu khác nhau đó, điều quan trọng là phải hiểu các mệnh đề trong câu. Mệnh đề là một nhóm từ có chứa chủ ngữ và động từ. Đôi khi một mệnh đề tự nó là một câu hoàn chỉnh, nhưng cũng có lúc nó chỉ bổ trợ. Mệnh đề là một câu hoàn chỉnh được gọi là mệnh đề độc lập. Ví dụ: "We’ll eat dinner at five" (Chúng ta sẽ ăn tối lúc 5h). Một mệnh đề không phải là câu hoàn chỉnh được gọi là mệnh đề phụ thuộc, có chức năng bổ trợ cho mệnh đề độc lập, cung cấp thêm thông tin cần thiết. Ví dụ: "The roads are icy because it rained last night". (Những con đường đầy băng giá bởi trời mưa vào tối qua). Câu này có hai mệnh đề, trong đó "The roads are icy" là mệnh đề độc lập còn "because it rained last night" là mệnh đề phụ, cung cấp thêm chi tiết quan trọng. Mặc dù mệnh đề phụ có cả chủ ngữ và động từ nhưng chúng không thể tự tồn tại. Chúng chứa các liên từ phụ thuộc, giúp kết nối với các mệnh đề độc lập. Các liên từ phổ biến bao gồm: "because" (bởi vì), "since" (kể từ), "although" (mặc dù), "unless" (trừ khi, nếu không), "while" (trong khi) hay "which", "whatever", "whenever", "whoever". Bốn kiểu câu tiếng Anh Thứ nhất là câu đơn. Câu đơn khá đơn giản, chỉ là một mệnh đề độc lập, không hơn không kém. Ví dụ: "Life itself is the most wonderful fairy tale". (Cuộc đời là câu chuyện cổ tích tuyệt vời nhất) - Hans Christian Anderson. Thứ hai là câu ghép. Câu ghép nối hai hay nhiều mệnh đề độc lập với nhau thành một câu duy nhất. Bạn có thể kết nối các mệnh đề độc lập theo hai cách là sử dụng dấu phẩy và các liên từ kết hợp như "for", "and", "nor", "but", "or", "yet", "so" (FANBOYS) ở gữa các mệnh đề; hoặc bạn cũng có thể dùng dấu chấm phẩy. Ví dụ: "It may seem difficult at first, but everything is difficult at first". (Thoạt nghe có vẻ khó nhưng mọi thứ mới đầu đều khó) - Miyamoto Musashi. Thứ ba là câu phức. Loại câu này sử dụng một mệnh đề độc lập với một số mệnh đề phụ thuộc. Trong khi câu ghép sử dụng liên từ kết hợp để nối các mệnh đề lại với nhau, các câu phức dùng các liên từ phụ thuộc. Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước, hãy sử dụng dấu phẩy trước mệnh đề độc lập. Nếu mệnh đề độc lập đứng trước, bạn không cần dấu phẩy. Ví dụ: "When a person can’t find a deep sense of meaning, they distract themselves with pleasure". (Khi một người không thể tìm thấy tầng sâu ý nghĩa, họ tự làm xao nhãng mình bằng niềm vui) - Viktor Frankl. Thứ tư là câu phức hợp. Đúng như tên gọi, loại câu này là kết hợp giữa câu ghép và câu phức. Chúng yêu cầu ít nhất hai mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ. Để kết hợp chúng, hãy tuân theo các quy tắc ngữ pháp cụ thể cho từng loại và đảm bảo dùng các liên từ ở đúng vị trí. Ví dụ: "Don’t aim for success if you want it; just do what you love and believe in, and it will come naturally". (Đừng nhắm đến thành công nếu bạn muốn; chỉ cần làm những gì bạn yêu thích và tin tưởng, và nó sẽ đến một cách tự nhiên) - David Frost. Dương Tâm (Theo Grammarly - VNExpress )
0
0
5
Tuan Minh
Sep 10, 2021
In Tiếng Anh phổ thông
Tham khảo link sau : https://todayclass1-my.sharepoint.com/:w:/g/personal/lib_todayclass_edu_vn/EQZM5cn-mHVLnistLkiiFd8BobuyO0cGvjGjtnnhFn8wiw?e=xTU4f3
0
0
20
Tuan Minh
Sep 10, 2021
In Tiếng Anh giao tiếp
1. Dịch nghĩa từng từ Một trong những sai lầm mà phụ huynh thường xuyên gặp phải là quá chú tâm đến việc buộc con phải dịch nghĩa từng từ. phương pháp học này hoàn toàn không khoa học, vì trong tiếng Anh có những cặp từ học, cụm từ đi với nhau mang những nghĩa khác nhau. Cho nên việc dịch từng từ Tiếng Anh là không cần thiết, ảnh hưởng đến tư duy phản biện và năng lực phản xạ tiếng Anh của trẻ 2. Dạy trẻ những từ vựng " đao to búa lớn" Muốn con mình học giỏi tiếng Anh, và có năng lực sử dụng tiếng Anh thuần thục như người bản ngữ là mong muốn của không ít bậc phụ huynh ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc cho trẻ bắt đầu học những từ vựng khó, thậm chí là những từ vựng chuyên ngành ngay từ bước khởi điểm của quá trình học tiếng Anh. Điều này chỉ làm cho trẻ nhanh chán và ngày càng ghét học tiếng Anh 3. Phát âm không chuẩn Một trong những vấn đề đáng nghi ngại mà nhiều cha mẹ và thầy cô ở trường thường phát âm tiếng Anh theo kiểu nửa Anh nửa Việt. Việc này vô hình chung gieo vào đầu trẻ thói quen phát âm sai. Nguy hiểm hơn nữa, con sẽ dần dần lập đi lập lại nhiều lần và rất khó sửa về sau 4. Không dành nhiều thời gian cho kỹ năng nói Không dành nhiều thời gian cho kỹ năng nói khá dễ học và dễ bắt chước giống người bản ngữ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại quá chú trọng vào ngữ pháp, học cách nói làm sao để không bị ấp úng, hay bị đám đông chê cười. Hệ quả là trẻ không dám phát nguy tiềm giao tiếp tiếng Anh của trẻ, ấp úng và luôn lo sợ không mỗi khi giao tiếp với người nước ngoài.
0
0
2

Tuan Minh

More actions
bottom of page